Những vấn đề khi sử dụng BCG Matrix

Từ khi còn là sinh viên, mình rất thích môn quản trị chiến lược. Một trong những nội dung chính của quản trị chiến lược nhập môn là Ma Trận BCG – BCG Growth Share Matrix. Người nổi tiếng sử dụng ma trận này từ những năm 1970 là Bruce Henderson, Founder của công ty The Boston Consulting Group. Lý do mình yêu thích, vì nó không chỉ hữu dụng trong kinh doanh mà còn hữu dụng trong việc quản trị đầu tư cuộc sống chính mình. Tuy là món nhập môn và nhà nhà đều tin là được phổ cập, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng đắn và vận dụng phù hợp.

  1. Mục đích ra đời để giúp ích gì?
  2. BCG Growth Share Matrix là gì?
  3. Cách sử dụng đúng đắng?
  4. So, BCG Matrix ở thời điểm hiện tại ra sao?
  5. Các ứng dụng thực tế

1. BCG Matrix ra đời để làm gì?
Vào những năm 1970, xu hướng các công ty lớn chuộn mô hình holding – 1 công ty mẹ nhiều công ty con, hoặc 1 công ty có nhiều thương hiệu con tương đối độc lập nhau. Lý do các công ty lúc này thích chơi lớn như vậy là do tin vào chuyện quản lý danh mục đầu tư tốt bằng cách đa dạng hóa; tạo synergy; muốn đạt economic of scale và tận dụng the learning curve có từ công ty khác trong holding. Khi đó, nếu bạn là CEO, bạn còn không thể trả lời công ty bạn kinh doanh sản phẩm gì, huống chi phân tích, đánh giá hiệu quả để mà ra quyết định đầu tư. Mục đích nó ra đời là giúp mình chọn business nào để đầu tư, lụm lúa hoặc rút. Dựa trên 2 cơ sở: company competitiveness (i) và market attractiveness (ii).
Hồi thập niên 80 thì đo (i) và (ii) bằng: Relative market share và tốc độ tăng trưởng ngành. => Mà mấy người ẩu dùng luôn market share => Lệch lạc vô cùng
Vì sao chọn Relative market share và tốc độ tăng trưởng ngành:
Giả định 1: Vì market leader (sales) sẽ highly likely có economic of scale và experience curve => Tối ưu hóa chi phí => Lời nhiều hơn
Giả định 2: Thị trường tăng trưởng nhanh => Thị trường đang và chưa định hình xong => Dễ build market leadership (hơn so với thị trường ổn định). Dựa trên The rule of Three and Four: Trong ngành đã ổn định, sẽ có 3 hoặc 4 công ty thống trị thị phần => Các cty tranh thủ thị trường đang định hình và tăng trưởng mà đầu tư để mong có chân trong top Three hoặc top Four.

2. BCG Matrix là gì?
Để trả lời câu hỏi này, bạn thử suy nghĩ BCG Matrix không phải là gì? BCG Matrix không phải mô hình kinh doanh hay chiền lược kinh doanh. Đơn giản BCG Matrix là một ma trận 4 ô vuông, 4 ô vuông chứa các đơn vị kinh doanh – Business Units của MỘT chủ thể. 4 ộ vuông được dựng lên bởi 2 trục: Ox – Thể hiện lợi thế cạnh tranh của BU; trục Oy thể hiện mức độ hấp dẫn của ngành mà BU đó đang tham gia. BCG Matrix là 1 ma trận 2×2, các nhà tư vấn dùng ma trận này như một công cụ quản lý doanh mục sản phẩm – Product Portfolio Management Tool.

3. Cách sử dụng BCG Matrix đúng
BCG Matrix thể hiện vị trí của Business Unit của một ông ty, giúp nhà tư vấn có cái nhìn big picture về công ty cần phân tích. Về phía nhà quản trị, BCG Matrix giúp ra quyết định đầu tư, khai thác hoặc rút lui.
Để dựng BCG Matrix:
1. Tính tốc độ tăng trưởng ngành của BU và tốc độ tăng trưởng benchmark – Middle point (ví dụ tốc độ tăng trưởng GDP).
2. Tính thị phần tương đối; xác định Middle Point, thường là 1. Nếu BU là market leader, thì chia doanh thu của BU cho đối thủ lớn thứ 2. Nếu BU không phải là market leader, thì chia doanh thu BU cho market leader.

An imae shows how to calculate relative market share. Relative market share is equal to to your company's market share or revenue divided by the largest competitor's market share or revenue.

3. Tính doanh thu tương đối giữa các Business Unit => Độ lớn của doanh thu thể hiện bằng kích thước của BU trên ma trận.
Bây giờ, 2010+, thì ở thời đại thay đổi nhanh quá, BCG cập nhật thêm cách đo lường (i) bằng tốc độ + khả năng adapt hoặc disrupt. Scale lớn, cồng kềnh chưa chắc tối ưu hóa chi phí/ nhanh tay bằng mấy em nhỏ.

4. So, BCG Matrix ở thời điểm hiện tại có còn đúng?
Để trà lời câu hỏi này, chúng ta phải hiểu BCG Matrix đúng với những giả định trường hợp nào và những giả định này có còn đúng ở thời điểm hiện tại.
Những giả định của BCG Matrix:
Giả định 1 – Thị phần tương đối đủ lớn sẽ mang lại biên lợi nhuận và dòng tiền. => Giả định này dựa trên “The experience curve” và “The economic of scale”. Nghĩa là khi thị phần đủ lớn, doanh nghiệp tích lũy kinh nghiệm để tối ưu chi phí và có những nền tảng liên quan để duy trì dòng tiền ví dụ thương hiệu. Khi sản lượng sản xuất đủ lớn, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa chi phí/ 1 đơn vị sản phẩm.
Giả định 2 – Thị trường đang tăng trưởng nhanh thì phân mảnh và dễ build leadership hơn thị trường đã chín muồi. Trong dài hạn, khi thị trường đã ổn định/ không còn tăng trưởng, thị trường sẽ bị chi phối bởi 3 hoặc 4 doanh nghiệp. => Giả định này dựa trên “The rule of three and four”.
Giả định 3 – Tăng trưởng thị phần đòi hỏi sự đầu tư về tài sản và dòng tiền.
Giả định 4 – Mỗi sản phẩm sẽ có một vòng đời nhất địn => The product life cycle
Bây giờ, 2010+, thì ở thời đại thay đổi nhanh quá, BCG cập nhật thêm cách đo lường (i) bằng tốc độ + khả năng adapt hoặc disrupt. Scale lớn, cồng kềnh chưa chắc tối ưu hóa chi phí/ nhanh tay bằng mấy em nhỏ.

5. Ứng dụng BCG Matrix
Ý nghĩa đằng sau BCG Matrix:
Trong thời đại của sự thay đổi nhanh chóng, những giả định truyền thống không còn đúng nửa. Sự thành công hôm nay không đảm bảo sự thành công ngày mai, Market leader không đảm bảo profit leader. Tuy nhiên, nếu không có dòng tiền hôm nay, thì rất khó để đến được thành công ngày mai. Đó là việc cân bằng giữa việc tối ưu hóa lợi nhuận các BU hiện tại và đầu tư vào tương lại thông qua các BU mới. Trong kinh doanh, các nhà quản trị rất chật vật để dùng tay phải vẽ hình tròn và tay trái để vẽ hình vuông, vì hai việc này khác nhau hoàn toàn nhưng phải làm cùng lúc. Ma trận BCG giúp nhà quản trị có Big Picture về việc cân bằng 2 khía cạnh này.
=> Ứng dụng:
1. Công cụ quản lý sự thay đổi
2. Công cụ phân bổ dòng tiền
Ngoài ứng dụng quản lý trong công việc, bản thân mình còn ứng dụng vào việc quản lý sự phát triển cá nhân.