Cùng đọc Report của ngân hàng UBS và PWC về cách các tỷ phú tạo ra của cải

Vì sao nên đọc Report của ngân hàng UBS?

Ngân hàng Thụy Sĩ UBS (UBS Group AG) là private bank lớn nhất thế giới về tổng tài sản quản lý và đứng số 1 thế giới về chất lượng dịch vụ quản lý tài sản cho nhóm siêu giàu trên thế giới. Private Banking là dịch vụ ngân hàng dành riêng cho các cá nhân hoặc gia đình siêu giàu (High Net Worth Individual) các dịch vụ như huy động vốn, tư vấn đầu tư, quản lý gia sản, kế hoạch thừa kế, tư vấn giảm thuế. Thường các dịch vụ Private Banking phục vụ khoản tài sản tối thiểu 2 Triệu USD.

High Net Worth Individual – HNWI là người có Networth tối thiểu 30 Triệu USD (Gần 700 tỷ VNĐ). Net Worth = Asset – Liability, nghĩa là tổng tài sản trừ đi tổng nợ vay chính là Net Worth.

Do đó, để research về các đặt điểm của nhóm siêu giàu, cách họ sống, tạo ra giá trị và bảo tồn giá trị, 1 nguồn tư liệu quan trọng chính là các Report của UBS.

Từ năm 2015, UBS kết hợp PWC phát hành các Report hàng năm về các tỷ phú USD tạo ra của cải và đầu tư của cải. Với kinh nghiệm hơn 100 năm làm việc với các tỷ phú và gia tộc hoàng gia quyền lực, chắc chắn báo cáo của UBS sẽ mang lại cho chúng ta nhiều insight thú vị.

https://www.ubs.com/global/en/wealth-management/uhnw/billionaires-report/new-value/master-architects.html

https://www.pwc.com/gx/en/financial-services/publications/assets/pwc-ubs-billionaire-report.pdf

Tỷ phú tự thân chiếm tỷ trọng ngày càng cao so với tỷ phú thừa kế

Kể từ 2000, số lượng tỷ phú tự thân lần đầu vượt qua số lượng tỷ phú thừa kế.

Năm 2014, các tỷ phú xuất thân từ entrepreneur đã chiến 66% tổng số các tỷ phú. Sự thay đổi cấu trúc của cải này tạo ra sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế. Tầng lớp tỷ phú hiện nay đã tạo ra sự phát triển, cơ hội và sự giàu có cho xã hội rộng lớn hơn thông qua các công ty mà họ thành lập.

Các tỷ phú ở Châu Á và Châu Âu, Mỹ có nguồn gốc tạo ra của cải khác nhau

Nhận thức chung của xã hội rằng một tỷ phú tự thân thường sẽ là nhà công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế đổi mới kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng. Trên thực tế, điều này chỉ chính xác một phần. Cơ sở dữ liệu nghiên cứu của UBS-PWC cho thấy rằng các nguồn gốc của cải thay đổi tùy theo địa lý.

Ngay cả ở Mỹ, công nghệ không phải là nguồn chủ đạo của sự giàu có. Thay vào đó, lĩnh vực dịch vụ tài chính đã sản sinh ra số lượng tỷ phú tự thân lớn nhất ở Mỹ trong suốt thời gian nghiên cứu của chúng tôi (30,0%), trong khi công nghệ đạt con số cao thứ hai (27,3%). Nhưng các tỷ phú công nghệ gần như giàu gấp đôi, trung bình tài sản 7,8 tỷ đô la Mỹ, vượt xa mức trung bình của các nhà tài chính 4,5 tỷ đô la Mỹ.

Ở châu Âu, ngành tiêu dùng thống trị cả về số lượng tỷ phú tự thân (49,5%) và khối tài sản trung bình (5,7 tỷ USD). Các doanh nhân đã kiếm được nhiều tiền từ việc thành lập các công ty bán lẻ lớn của khu vực. Doanh nhân công nghệ xếp ở vị trí thứ hai, chiếm tỷ lệ dân số nhỏ hơn nhiều (9,7%), với mức tài sản trung bình thấp hơn là 3,8 tỷ đô la Mỹ.

Các tỷ phú tự thân của châu Á cũng chủ yếu kiếm tiền trong lĩnh vực tiêu dùng (19,8% tỷ phú đến từ lĩnh vực này, với tài sản trung bình là 3,2 tỷ đô la Mỹ). Sự bùng nổ bất động sản của khu vực đã tạo ra số lượng tỷ phú cao thứ hai (12,9% với tài sản trung bình là 2,7 tỷ đô la Mỹ).

3 Đặc điểm tính cách chủ đạo của tỷ phú tự thân

Các tỷ phú tự thân có những đặc điểm tính cách riêng biệt cho phép họ tiếp cận thách thức tạo ra giá trị mới khác với hầu hết các nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp.

Để xác định những đặc điểm này, chúng tôi đã xem xét một loạt các nghiên cứu học thuật, phân tích khảo sát và nghiên cứu trường hợp, cũng như thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các tỷ phú.

A. Giải thích cách tỷ phú chọn rủi ro

A.1. Chấp nhận rủi ro để có cơ hội thắng lớn

“skewed towards focusing on the upside” có nghĩa là người giàu chọn những cơ hội đầu tư có khả năng tăng trưởng khủng khiếp (cơ hội thấp), họ chấp nhận xác xuất thất bại lớn (với mức thiệt hại nhỏ).

A.2. Chỉ chơi game có lợi thế bất đối xứng

“asymmetrical opportunities” nghĩa là những cơ hội có sự bất đối xứng. Để hiểu khái niệm bất đối xứng ta cần hiểu khái niệm đối xứng trong giao dịch.

Trong giao dịch giữa người mua và người bán, nếu người bán có cùng lượng thông tin (cả 2 cùng nắm đủ thông tin, hoặc cả 2 đều thiếu thông tin) thì đó gọi là đối xứng thông tin. Nếu người bán nắm nhiều thông tin hơn, ví dụ người bán hiểu sản phẩm hơn, người bán có nhiều người mua ra giá, thì lúc này thông tin bất đối xứng và có lợi cho người mua.

Trong cạnh tranh trên thị trường, nếu 3 công ty cùng đang chào 1 gói thầu. Nếu có 1 công ty nắm nhiều thông tin hơn, thậm chí có sự tác động vào điều kiện gói thầu, thì thông tin lúc này là bất cân xứng giữa 3 công ty.

Lợi thế bất đối xứng không chỉ ở mức độ nắm nhiều thông tin hơn, mà còn ở việc am hiểu chuyên môn ngành, nguồn lực có thể huy động.

Người nào nắm lợi thế bất đối xứng, người đó sẽ có mức độ rủi ro thấp nhất trong các cuộc giao dịch.

Khi hỏi 1 tỷ phú đầu tư, ổng nói là trong mọi giao dịch, ổng tự hỏi ai là kẻ ngốc hơn. Nếu ổng không trả lời được, ổng tự cho rằng khả năng cao ổng là kẻ ngốc, khả năng cao là ổng sẽ bỏ đi.

A.3. Tránh “End-game” risk

Nên chọn chấp nhận rủi ro thua lỗ, thất bại để có cơ hội chiên thắng đậm. Việc thất bại là có thể chấp nhận, vì sau thất bại ta học lại để chiến đấu tiếp. Tuy nhiên, họ tránh rủi ro “End-game”, khi mà thất bại là bị loại khỏi cuộc chơi không thể vào game lại.

Trong 1 cuộc phỏng vấn với 1 tỷ phú bán lẻ: “Mô hình kinh doanh hiện tại của chúng tôi là kết quả của một loạt thất bại và những bài học mà chúng tôi rút ra được từ chúng. Nếu chúng tôi mắc kẹt vào mô hình kinh doanh ban đầu, chúng tôi đã phá sản lâu rồi”.

B. Tập trung ám ảnh vào kinh doanh

Họ liên tục dò tìm thế giới để tìm ra những cơ hội chưa được khai phá. Sự tò mò liên tục thúc đẩy họ tìm kiếm những nhu cầu chưa được đáp ứng, nơi tạo ra những cơ hội kinh doanh to lớn. Để làm được vậy, họ có lợi thế về cái nhìn sâu sắc dựa trên kiến thức chuyên sâu về các ngành mà họ tham gia. Một khi đã nắm bắt cơ hội, họ chuyển sang chế độ tập trung cực độ vào thực thi.

Các tỷ phú ám ảnh vào hiệu quả kinh tế được định lượng, tránh bị chi phối bởi cảm xúc khi ra quyết định. Ví dụ khi chúng tôi cùng ăn với 1 anh tỷ phú tại nhà hàng London, anh ấy rất thích thú và cho rằng nhà hàng rất tuyệt. Sau một hồi nhìn xung quanh và nhẩm tính toán lãi lỗ, anh ấy cho rằng nhà hàng sẽ không trụ nổi quá 3 năm nếu nhà hàng này không phải là thú vui của ai đó.

Một điểm thú vị là trong các buổi phỏng vấn, dù họ thật sự rất bận, các cuộc họp được lên lịch trình kỹ, thời gian là thứ vô cùng quý giá đối với họ, nhưng họ luôn dành 100% sự tập trung vào bạn. Họ sẽ không để các cuộc họp, trợ lý hay cuộc gọi làm gián đoạn. Họ cũng không nhìn vào smartphone để check tin nhắn khi đang gặp người khác. Họ dành 100% sự tập trung vào người đối diện.

C. Quyết tâm bền bỉ

Các tỷ phú rất bền bỉ. Họ không nản lòng trước thất bại và trở ngại, họ đương đầu và vượt qua trở ngại, kiên trì đối mặt với nghịch cảnh.

Cách họ nhìn nhận thất bại khác với cách phần lớn xã hội nhìn nhận. Đôi khi, chiến thuật của họ là hung hãn; đôi khi gần với ranh giới của luật pháp.

Họ thừa nhận thất bại, chấp nhận rủi ro mất mát, họ không cố bảo thủ. Nhưng họ vẫn kiên định đi tiếp, học từ thất bại để điều chỉnh cách thức phù hợp.

Smart risk taking

Self-made billionaires tend to have a very optimistic attitude towards risk, focus on risks they understand and find smart ways to reduce them. What’s more, their keen instinct for risk and opportunity often allows them to exit at the peak, transferring risk to others. The clever risk taking splits into three angles:

  1. Their risk profile is skewed towards focusing on the upside and being realistic on the downside (and
    not being scared by it). They’re afraid to lose by not capturing an opportunity, tending not to worry about the downside of a new venture failing but instead being concerned about missing out on the upside: “If you want to be successful in a big, big way you have to go where the biggest risks are, because that is where the biggest opportunities are as well,” one billionaire told us. Another billionaire, from the industrial products industry, attributed the success of his ventures to extreme confidence: “With many investments I am so confident that I automatically buy double or triple the factory capacity I originally estimated, because I just deeply believe in the tremendous upside and don’t want to be later limited in what I can achieve,” he explained. It is not that self-made billionaires ignore the downside risk, rather they have an accurate sense to identify value at the right level of risk versus at a too high risk.
  2. They look for asymmetrical opportunities where they do have an advantage (like proprietary insights, access to financing/liquidity or assets that in combination with the opportunity will create synergies). In these situations the risks for anybody without these advantages will appear high and they are likely to walk away. Also they are keenly aware that there may be situations where they do not have these advantages. One billionaire focusing on principal investments told us: “When I sit at the negotiation table I always ask myself who is the fool at the table. If I do not see one I will most likely walk away because the chances are high that it is me.”
  3. They have very strong ability to recover from failure. On the one hand they rarely take ‘bet the house’ risks, but rather always keep enough resources to be able to recover. On the other hand when the original idea fails they have the ability to ‘pivot’, i.e. they constantly adjust the initial idea until they succeed. A self-made billionaire from the retail industry told us: “Our current business model is the result of a series of failures and the lessons we learned from them. If we would have stuck to the original business model we would be bankrupt by now.”

Obsessive business focus

Self-made billionaires are constantly scanning the world for untapped opportunity. Curiosity is a core skill of most self-made billionaires we met. This curiosity is constantly driving them to look for unmet customer needs that create a significant business opportunity. In so doing, they very often have the advantage of insight based on in-depth knowledge of the industries in which they compete. After they have identified an opportunity they switch to an extremely focused modus operandi in execution that some observers could call ‘tunnel vision’. One interviewee compared this to a fighter pilot who focuses on the horizon and totally ignores things at the edge of his sight. “This would only distract me and likely would lead to a crash.” Another aspect of business focus is the tendency to quantify everything. A good example is a billionaire we met in a London restaurant. In the middle of the conversation, he looked around and said: “What a great place. Do you think it makes money? Should I buy it?” He did a back of the envelope estimate of its profitability and concluded: “This is not going to last more than three
years unless it is someone’s hobby.” This leads into another aspect of business focus. Self-made billionaires try to avoid emotions diluting the economics of a deal, or at least very consciously make a decision that they are prepared to pay a price that otherwise may not be justified: “I was offered a company I always admired. When we discussed our offer strategy I realized that I was emotionally attached to that firm and prepared to pay a significant premium that my team did not see justified. I had to ask myself whether I want to make a business decision or want to fulfill a dream I always had.”

One very interesting observation during the interviews was that ‘focus’ is critical to how self-made billionaires work. The one critical resource that even billionaires cannot buy is time. This is why access to them is so highly restricted and their schedule is so tightly scripted. On the upside, if they decide to give you some of their time they are fully dedicated. None of the meetings we had was disrupted by an assistant, there were no calls and none of them looked at their mobile devices to check messages. When they are with you they focus 100% on you.

Dogged determination

Billionaires are highly resilient. Undeterred by failures and roadblocks, they have a tremendous work ethic. They confront and overcome obstacles, persevering in the face of adversity. In our discussions with billionaires, we found that several start-ups of moderate success often preceded the venture that led to the creation of great wealth. In many cases, self-made billionaires do not view risk or failure in the same way as the general population. They often view risk from the perspective of not being positioned to capitalize on a business opportunity. As for failure, one billionaire explained that the realization of a significant business loss was the most important event in his career. The loss focused his efforts and taught him not to shrink from very difficult decisions. Our interviews showed that self-made billionaires often tend to be serial entrepreneurs who learn from their mistakes and doggedly work towards great wealth creation. On occasion, their tactics are aggressive; sometimes close to the boundaries of the law. Most interviewees we asked viewed a life threatening (for their company) crisis as an opportunity. One described a corporate crisis as an event “where you have to make hard cuts and weed out the inefficiencies created by growth and grab the opportunity created by the crisis. In the last down market I bought one of my fiercest competitors who got wrong-footed by the crisis at fire sale prices, which turned out to be one of the best investments I have ever made.”

Starting young

Self-made billionaires start to make their breakthroughs young, although they do not tend to hit the billion-dollar mark until well after their 40th birthdays. More than a fifth (23%) launched their first venture before the age of 30, while over two thirds (68%) launched their first venture before reaching 40.

Billionaires tend to have had the benefits of experience and education. Almost half of self-made billionaires worked in a large company before making their breakthrough, while 82% have a college degree.

Showing just how recently Asia has made its economic breakthrough, the region’s new tycoons differ from those in other regions. 25% of them grew up in poverty, compared with just 8% in the US and 6% in Europe. They’re also younger than their peers in other parts of the world. Asian self-made billionaires have an average age of 57, making them almost ten years younger than their counterparts in the US and Europe.

Vì sao doanh nghiệp vừa gửi tiết kiệm vừa vay ngân hàng?

Gần đây mình có tham gia khóa học Entrepreneurship by Case Studies của Ivey Business School kết hợp Sihub. Cuối khóa là buổi thuyết trình trước các nhà đầu tư. Công ty mình không cần huy động vốn gì nhưng vì format chương trình nên mình thuyết trình giới thiệu công ty. Trong phần thuyết trình mình có show ra Balance Sheet. Phần tài sản ngắn hạn có nhiều khoản tiền gửi ngân hàng và đầu tư tài chính. Các bạn nhân viên của quỹ đầu tư mạo hiểm Expara Ventures (bạn Khiêm) và ITI Fund (bạn My) chưa hiểu nên comment là công ty mình thiên về tài chính, dù rằng thực chất công ty của mình là công ty Technical Engineering! Haizzz mình lại sân si roài!

Công ty mình hàng tháng có lợi nhuận, lợi nhuận tiền mặt nằm ở tài sản ngắn hạn, cuối năm mình mới rút về túi (mình là solo founder, kiêm CEO). Tiền để không sẽ mất chi phí cơ hội nên mình đầu tư và gửi tiết kiệm. Có vẻ như các bạn làm quỹ đầu tư mạo hiểm chưa gặp công ty nào có lãi nên chưa quen các nghiệp vụ cơ bản Corporate Finance cân đối tiền mặt và “Change in Working Capital” chăng? Who know?

Nhân đây, mình viết bài này để giải thích vì sao các doanh nghiệp vừa vay tiền ngân hàng vừa gửi tiết kiệm ngân hàng.

Trong hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, doanh nghiệp luôn cần 1 lượng tiền mặt nằm chờ để dùng cho các khoản chi phí. Bên cạnh các khoản chi phí có thể dự đoán chính xác thời gian, cũng có nhiều khoản chi phí khó dự đoán.

Doanh nghiệp không duy trì lượng tiền mặt đủ cho các khoản chi phí khó dự đoán thì doanh nghiệp sẽ gặp vấn đề thanh khoản ngay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp dành quá nhiều tiền mặt dự trữ thì sẽ an toàn, nhưng tiền mặt này để nằm chết mà không vận động sẽ mất chi phí cơ hội.

Do đó, doanh nghiệp sẽ gửi ngân hàng dài hạn. Ví dụ gửi ngân hàng 10 tỷ, kỳ hạn 1 năm với lãi suất 8%. Đến khi cần tiền khẩn cấp, ngân hàng dùng sổ tiết kiệm 10 tỷ để thế chấp vay lại 2 tỷ, với kỳ hạn 1 tháng hoặc 2 tháng để dùng. Trong khi đó, lợi tức từ tiền gửi 10 tỷ vẫn có liên tục. Lãi vay ngắn hạn sẽ thấp, và do vay ngược lại bằng sổ tiết kiệm, nên sẽ không bị giới hạn kỳ hạn (trả lúc nào cũng được, lãi suất tính trên số ngày vay, không bị phạt lãi suất khi trả sớm hay trả muộn).

Kỹ thuật vay ngược giúp doanh nghiệp dùng tiền linh hoạt mà không lo tiền bị chết 1 chỗ.

[Part 3] In tiền có gây lạm phát hay không?

Lạm phát là khi cần nhiều đơn vị tiền tệ hơn để mua cùng 1 đơn vị hàng hóa. Cụ thể hơn là khi [cung tiền] và [tốc độ lưu thông tiền] vượt quá sự gia tăng lượng hàng hóa.

Theo trường phái tiền tệ:

M.V = P.Q = GDP = Total Money

M: Tổng lượng tiền tệ (Money Supply)
V: Tốc độ lưu thông
P: Giá cả (% tăng P sau mỗi năm là lạm phát)
Q: Lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp
GDP: Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra = Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ

Tổng cung tiền tệ:
M0: Tổng lượng tiền mặt vật lý.
Đây là lượng tiền tệ mà nhà nước phát hành gồm tiền xu và tiền giấy.
M1: Tiền vật lí + Tiền trong thẻ ATM
Cụ thể là tiền mặt và tiền xu, tiền gửi không kì hạn, séc du lịch, tiền trong tài khoản có thể rút bất cứ lúc nào mà không chịu thiệt gì và tài khoản lệnh rút tiền khả nhượng (NOW)
M2: Tiền vật lý + Tiền ATM + Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng
M3: M2 + Trái phiếu, giấy tờ có giá, giấy hứa trả nợ, những giấy tờ có tính thánh khoản kém hơn (không thể rút liền, hoặc khi rút sớm sẽ bị giảm giá trị)

Ở tình huống lý tưởng, tốc độ lưu thông tiền tệ chính là số nhân tiền tệ.

Có các tính huống:

Khi ngân hàng trung ương in thêm tiền tệ 1 lượng 10% lượng tiền hiện tại => M tăng 10%.

TH1: Tốc độ lưu thông không đổi (V constant), Lượng hàng hóa bán ra tăng 10% (Q tăng 10%).
=> P giữ nguyên, lạm phát = 0.

TH2: Lượng hàng hóa tiêu thụ không đổi (Q constant), nền kinh tế trì trệ, tốc độ lưu thông giảm 10% (V giảm 10%).
=> P giữ nguyên, lạm phát = 0.

[Part 2] Lời hứa của chính phủ – Cơ chế phát hành tiền tệ

Ngân hàng nhà nước (Ngân hàng trung ương) là cơ quan duy nhất có chức năng phát hành thêm (in tiền) hoặc thu hồi tiền.

Cục ngân khố (Treasury Department) là cơ quan quản lý thu thuế, chi tiêu đầu tư chính phủ và vay vốn.

Chính phủ không in tiền tệ, chính phủ không phát hành tiền tệ.

Chính phủ có nguồn thu: thuế, bán tài sản, thoái vốn cổ phần doanh nghiệp,…. Chính phủ phải chi để trang trãi chi phí vận hành và đầu tư công.

Có 2 tình huống, Khi chi > thu, gọi là thâm hụt ngân sách, hoặc khi cuối kỳ thì tiền mới về nhưng đầu kỳ cần chi. Lúc này chính phủ sẽ vay từ 3 nguồn.
1. Ngân hàng trung ương
2. Vay từ các tổ chức tín dụng (Bằng hình thức phát hành trái phiếu)
3. Từ nước ngoài (Ví dụ vốn ODA)

Chính phủ không tự ý in tiền để xài. Chính phủ vay và cam kết trả lại, kèm lãi, kỳ hạn, nguồn thu để trả lãi.

Ngân hàng trung ương in tiền, tiền được in đảm bảo bằng cái gì?

[Part 1] Tiền là gì?

Gần đây, tôi có đọc 1 Post của anh Nguyễn Chí Hiếu CFA đặt vấn đề về giá trị tiền tệ của đồng tiền mã hóa. Việc này gợi lại cho tôi nhiều kiến thức về đồng tiền mà ta đang sử dụng, do đó Series 3 bài viết Hiểu về Tiền Ra Đời.

Trong Tiếng Việt, từ “tiền” thường dùng với 2 hàm nghĩa “Money” và “Currency”. Trong Post này, tôi tạm gọi “tiền” cho ý nghĩa “Money” và “đồng tiền” cho “Currency”.

Money is intangible in nature which means that it cannot be felt or touched, and it cannot be smelled however in terms of numbers the importance of money is paramount and impeccable. It is a store of value and the value increase as the money amount increases. On the other hand, Currency is a tangible concept as it can be felt, touched, and has physical value, the currency is a medium of exchange and it is not a store of value. Currency is mostly used in international transactions and trade between the two countries. (i)

money
whatever serves society in four functions: as a medium of exchange, a store of value, a unit of account, and a standard of deferred payment. (ii)

Tiền (Money) có 4 chức năng (functions): Trung gian trao đổi, lưu trữ giá trị, đơn vị đo lường, tiêu chuẩn để thanh toán sau (mua thiếu, khi đến kỳ hạn, mới được lưu thông). (iii)

Tiền là đại diện của tài sản thực tế, tiền có giá trị thực.

Tiền tệ (Currency) là 1 tờ giấy hoặc đồng xu (paper or digital) thể hiện một lời hứa của chính phủ.

Tiền có hình thái mạnh/ yếu tùy thuộc vào 4 chức năng ở trên. Vàng hoặc giấy tờ có giá cũng là 1 hình thái của tiền. Tiền giấy có tính thanh khoản cao hơn vàng (trung gian trao đổi), nhưng tiền giấy lại yếu hơn vàng về khả năng lưu trữ giá trị.

So sánh tiền và tiền tệ:

MoneyCurrency
Money can be a store of value and it is intangible in natureCurrency cannot be a store of value although it is always tangible in nature
Money refers to the actual value of goods or services that are traded forCurrency is just a medium that we keep in our pockets to increase our purchasing power and to make day to day payments in our lives
Money has intrinsic valueCurrency does not have intrinsic value
The value of any goods or services can be derived in the form of money and it can be quoted in a certain currencyValue of any goods or services cannot be derived with the help of a certain currency as it is just a medium of exchange and not a measure of value
Money can perform various functions and it has it’s own importance in any economyCurrency is any form of money that is circulated in public

Tiền có mất giá?

Tiền có thể hiểu là đại diện cho tổng tài sản thực tế của xã hội tạo ra và sử dụng. Khi tổng tài sản không đổi, dù Ngân Hàng Trung Ương có in thêm bao nhiêu tiền tệ (Currency) thì tiền cũng không mất giá. Khi có nhiều đơn vị tiền tệ (tờ tiền) được in ra, đó chỉ là giá trị của hàng hóa tương ứng với nhiều đơn vị tiền tệ hơn thôi.

Tóm lại, tiền không mất giá, chỉ có tiền tệ mất giá.

Nguồn trích dẫn:
(i) https://www.educba.com/money-vs-currency/
(ii) https://opentextbc.ca/principlesofeconomics/chapter/27-1-defining-money-by-its-functions/#:~:text=whatever%20serves%20society%20in%20four,a%20standard%20of%20deferred%20payment.
(iii) https://hoatieu.vn/cac-chuc-nang-cua-tien-te-va-quy-luat-luu-thong-tien-te-122561

[Microeconomic] Dùng đạo hàm chứng minh cực trị hàm chi phí và doanh thu bình quân

A. Chứng minh chi phí bình quân (ATC) cực tiểu khi ATC bằng chi phí biên (MC)

Bạn mở cửa hàng bán nước mía.

Chi phí mặt bằng, bàn ghế và dụng cụ mua ban đầu (simply) có thể xem là chi phí cố định (Fixed cost – FC): 10 đồng. Nó được xem là cố định khi bạn bán được nước mía hay không, chi phí này không đổi.

Khi bạn bán 1 ly nước mía (tính một cách đơn giản), bạn mất 2 đồng tiền mía, nước đá,…. cho mỗi ly nước mía bán được. Giả sử bạn bán được 20 ly nước mía, tốn 40 đồng phát sinh. 40 đồng được gọi là biến phí (Variable Cost- VC).

x: Sản lượng (số ly nước mía)
y: Tổn chi phí

Hàm tổng chi phí sẽ là y = 2x + 10

Chi phí biên là chi phí phát sinh thêm, khi tạo ra thêm 1 đơn vị sản phẩm. 2 đồng được gọi là chi phí biên (Marginal Cost – MC).

Chi phí tổng (Total Cost – TC) = FC + VC

x: sản lượng
y: tổng chi phí
y = f(x) là hàm tổng chi phí

Chi phí biên tại sản lượng x’

MC = Đạo hàm VC = Đạo hàm TC. (Vì FC là hằng số, đạo hàm của hằng số là 0).

Chi phí tổng bình quân (Average Total Cost – ATC) ATC = (FC+VC)/x

ATC đạt cực tiểu khi: ATC = MC

AFC và AVC đạt cực tiểu khi AFC, AVC bằng MC.

Chứng minh:

Đối với hàm số liên tục, khi đạo hàm bằng 0, hàm số đạt cực trị. Nghĩa là khi đạo hàm bậc 1 bằng 0, hàm số đạt giá trị cực đại hoặc cực tiểu.

Chỉ cần chứng minh tại điểm giá trị bình quân (Average Value) bằng giá trị cận biên (Marginal value), hàm số giá trị bình quân có đạo hàm bằng 0. Thì có thể chứng minh được tại điểm đó, hàm số giá trị bình quân đạt giá trị cực đại hoặc cực tiểu.

Giá trị: y = f(x)

Giá trị bình quân: u(x) = f(x)/x

Giá trị cận biên: [f(x) – f(x’)]/ x – x’, x tiến về x’

Khi giá trị bình quân bằng giá trị cận biên

<=> f(x)/x = [f(x) – f(x’)]/ (x – x’)

Sau khi rút gọn phương trình

<=> f(x)/x = f(x’)/x’

<=> f(x)/x – f(x’)/x’ = 0

Định nghĩa của đạo hàm của hàm trung bình: u(x)’
Lim x-> x’ [u(x) – u(x’)]/(x-x’) = [f(x)/x – f(x’)/x’]/(x-x’) = 0/(x-x’) = 0
Do đó, tại điểm x, khi giá trị bình quân bằng giá trị cận biên. Nghĩa là tại điểm x, đạo hàm của giá trị bình quân là 0. Nghĩa là giá trị bình quân đạt cực trị.

B. Chứng minh doanh thu bình quân (AR) cực đại khi AR bằng doanh thu biên (RC)

Tương tự như vậy, doanh thu bình quân đạt cực đại khi doah thu bình quân bằng doanh thu biên. Lợi nhuận bình quân đạt cực đại khi lợi nhuận bình quân bằng lợi nhuận biên.

C. Lợi nhuận đạt cực đại khi lợi nhuận biên bằng 0

Lợi nhuận biên là đạo hàm của hàm lợi nhuận. Tại điểm sản lượng lợi nhuận biên bằng 0, doanh thu biên = chi phí biên.

[Microeconomics] Principle 1

Principle 1: People face trade-offs.
For society as whole, the consumption budget constraint and production possibility  frontier are the same diagram.
Tradeoff diagrams always show:
+ Scarity (production possibility frontier)
+ Tradeoffs
+ Economic efficiency

Budget constraint: Với một mức budget($) cho trước, thì ta có tất cả những lựa chọn nào (giữa 2 mặt hàng).
Do mức giá được niêm yết bằng tiền và giá cả ($) là cố định, nên đường Budget Constraint là đường thẳng. Chỉ cần cho giá item của 2 mặt hàng, là ta có thể tính được hệ số góc của đường Budget Constraint.

Các điểm trên đường Budget Contraint có cùng Buget, nhưng khác nhau về sự thỏa mản. Vấn đề của ta, là tìm ra điểm có mức khỏa mản cao nhất.

Production Possibility Frontier (PPF): Là đường tập hợp các điểm, mỗi điểm thể hiện 1 combination của 2 loại hàng hóa, với nguồn lực hữu hạn trong ngắn hạn.

Budget Constraint Line và Production Possibility Frontier đều thể hiện sự đánh đổi (chi phí cơ hội) khi chọn 1 loại hàng, thì đồng nghĩa giảm đi sự sở hữu loại hàng khác.

Khác nhau: Khi đi di chuyễn dọc theo Budget Constraint Line, Opportunity cost là cố định, vì giá cả hàng hóa là không đổi. Khi di chuyễn dọc PPF thì opportunity cost tăng dần.

BCL thể hiện ở góc độ cá nhân. Cá nhân có xu hướng chọn điểm có Utility cực đại. Cụ thể, đường thẳng song song đường hàm số Utility tiếp tuyến với BCL. Utility có xu hướng bowed out.

Đường PPF thể hiện ở góc độ xã hội. Xã hội có xu hướng phân bổ tại điểm có giá trị cực đại. Giá trị = PriceA x QuantityA + PriceB x QuantityB. Điểm cực trị tại điểm doanh thu biên A = Doanh thu biên B. PriceA x QuantityA = PriceB x QuantityB

Lý do đường BCL thẳng: Giá cả không đổi khi bạn mua nhiều hoặc mua ít. Lý do Utility cận biên đổi: Khi bạn ăn cái Piza thứ thứ ngon, sự ngon sẽ giảm đến khi bạn ăn cái piza thứ n, và sẽ đau khổ khi bị ép ăn cái piza n+1.

Lý do PPF bowed out: Ví dụ để sản xuất Ô tô, không phải bất cứ ai cũng phù hợp tham gia sản xuất Ô tô. Nếu toàn bộ người dân tham gia sản xuất ô tô, thì những người phù hợp với ngành ô tô sẽ tham gia đầu tiên. Những người sau cùng thường là không phù hợp/ không có mong muốn tham gia. Càng về sau, chi phí cơ hội sẽ càng lớn. Giá cả có xu hướng ổn định trong ngắn hạn.

Con người là khác nhau về nhu cầu và năng lực.

Do nhu cầu của con người khác nhau, nên mức giá sẵng sàng trả của mỗi người cho từng món hàng sẽ khác nhau.

Do năng lực của mỗi người là khác nhau, nên mức giá sẵng sàng bán cho một mặt hàng sẽ khác nhau.

Sự phân bổ theo thứ tự ưu tiên

Ưu tiên theo chi phí cơ hội thấp nhất

Ưu tiên theo mức sẵng sàng chi trả

Opportunity cost cũng là một cách đo năng lực.

Ngân hàng kiếm tiền như thế nào?

Hôm qua, tôi có gặp 1 bạn thời đại học. Lúc ra trường, chỉ biết anh chàng này là Management Trainee cho một ngân hàng lớn. Hiện anh ấy là quản lý và khá thành công trong sự nghiệp ngân hàng. Sau nhiều năm, mình hẹn bạn boss ấy đi coffee. Trong buổi nói chuyện, mình có trao đổi về ngân hàng. Mình đã học một bầu trời kiến thức từ bạn sếp nhà băng này. Nhân đây, mình cũng trình bày những điểm mình hiểu về nguyên lý ngân hàng. Và đó cũng là những điều mình muốn áp dụng trong cuộc sống.

Ngân hàng thực chất kinh doanh thứ gì?

Cái ngân hàng có là Credit và Risk. Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro.

Nguyen Binh Phuong.

Khi bạn đến ngân hàng gửi tiền, bạn giao tiền cho ngân hàng. Bạn tin ngân hàng (you give credit to bank). Bạn nhận được rủi ro A (dù rủi ro nhỏ) và kỳ vọng nhận tiền lãi a trong tương lai.
Ngân hàng lấy tiền của bạn cho doanh nghiệp Bất Động Sản vay. Ngân hàng tin doanh nghiệp Bất Động Sản này (The bank give debtor credit). Ngân hàng đánh giá doanh nghiệp này rủi ro B. Ngân hàng cho doanh nghiệp này vay với lãi suất b.
=> Rủi ro A, B là khác nhau. Do đó, lãi suất a, b là khác nhau.

Vậy có phải ngân hàng kinh doanh rủi ro là đồng nghĩa với việc đánh đổi rủi ro để lấy lợi nhuận hay không?

Câu trả lời là KHÔNG?

Giả sử cân trả lời là có?
Thử nghĩ xem, liệu bạn có dám trực tiếp cho doanh nghiệp vay để nhận lãi suất cao hơn. Câu trả lời là không.
Lúc bạn cho doanh nghiệp bất động sản này vay, bạn không phải nhận rủi ro B như ngân hàng. Mà bạn nhận rủi ro n lần của BBBBBBBB. Lý do là vì ngân hàng có nghiệp vụ thẩm định để đánh giá người cho vay. Ngân hàng có kinh nghiệm cho vay. Ngân hàng có cách để đảm bảo có thể thu tiền về. Ngân hàng là chuyên nghiệp trong việc đòi nợ.

Credit có nghĩa là niềm tin. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Niềm tin ở đây không phải niềm tin theo cảm tính. Mà đó là niềm tin có cơ sở thực tiễn.

Bạn gửi tiền cho ngân hàng, bạn tin ngân hàng vì ngân hàng thành lập lâu năm, có tên tuổi, làm ăn phát đạt, có giấy tờ đảm bảo, có pháp luật đảm bảo. Một ngân hàng ất ơ, cù bơ cù bất, liệu bạn có tin.

Ngân hàng cho khách hàng vay vốn. Ngân hàng tin con nợ bởi vì con nợ có khả năng, ý định, tài sản đảm bảo, pháp lý để trả nợ.

Kinh doanh ngân hàng không đơn thuần là đánh đổi rủi ro cao để lấy lợi nhuận cao.

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro. Nói đúng hơn, là kinh doanh khả năng đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro. Khi đánh giá đúng và đầy đủ rủi ro một cách có cơ sở, ngân hàng sẽ cho credit phù hợp.

Tài sản lớn nhất của ngân hàng là NIỀM TIN (CREDIT). Niềm tin này được xây dựng qua một quá trình. Niềm tin này dựa trên cơ sở thực tế và được lượng hóa rõ ràng.

Nguyên lý đánh giá ngân hàng
Theo quan điểm của tôi, tôi đánh giá 2 yếu tố: Credit của ngân hàng (i) và khả năng quản lý rủi ro (đánh giá, kiểm soát và kinh doanh rủi ro) (ii).
1. Credit của ngân hàng thì có các chỉ số: Vốn chủ sở hữu, CAR, Thanh khoản, Chất lượng tài sản (Bảng phân loại nợ xấu, cơ cấu nợ, tỷ lệ khoản vay ngắn hạn, dài hạn), tỷ lệ CASA.
2. Khả năng quản lý rủi ro (đánh giá, kiểm soát và kinh doanh rủi ro): CIR, NIM, NII, tỷ lệ trích lập dự phòng. Do bản chất là kinh doanh rủi ro, nên tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ phản ánh trực tiếp vào lợi nhuận của bank. Do đó, giá trị trích lập dự phòng là thứ thường xuyên bị cook, nên xem xét tỷ lệ này theo từng quý, trong thời gian 5 năm. Mismatch giữa Risk Sensitive Assets và Risk Sensitive Liabilities (Ví dụ trái phiếu doanh nghiệp Techcombank, MBBank, đẩy rủi ro vào tương lai – tiềm ẩn nhiều rủi ro, mặc dù hiện tại chưa có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nợ xấu hay trích lập dự phòng của các ngân hàng).

Ứng dụng trong cuộc sống

Trong cuộc sống, đôi khi tôi gặp những tình huống rủi ro cao, lợi nhuận cao. Lúc còn ngây thơ, tui chỉ nghĩ đến 2 options:
1. All in. Take risk, take return.
2. Give up. No risk, no return.
Nhưng không, biết đâu còn Option 3, 4, 5…. bạn thử nghĩ xem có cách nào để vừa take return, và minimize risk?

Có đấy bạn tôi ơi? Tôi gợi ý vài cách nhé!

Cách 1: Xóa tan sự hoài nghi

Đầu tiên bạn cần hiểu thế nào là rủi ro. Rủi ro là sự không chắc chắn về kết quả tương lai. Vậy làm nó chắc chắn đi nào? Bạn hãy thu thập thêm thông tin để biết rõ nó đến mức gần như chắc chắn.
Ví dụ, bạn chuẩn bị ký hợp đồng, bạn lo lắng là nó không hợp pháp, bạn lo rằng bạn sẽ đi tù. Ok fine. Hãy tìm thêm thông tin để biết CHẮC CHẮN rằng nó là hợp pháp hay phi pháp. Khi bạn biết rõ nó là phi pháp, nó đã quá rõ ràng, NÓ KHÔNG CÒN LÀ RỦI RO.

Bạn cho con nợ vay, bạn không biết liệu có thu hồi nợ cuối kỳ được không? Khi bạn đã có đủ cơ sở để biết con nợ sẽ quỵt tiền vì không có khả năng trả. Lúc này không còn là rủi ro. Mà đó là sự chắc chẳn. Hay ít ra, rủi ro đã giảm đáng kể khi ta có nhiều thông tin hơn (lý thuyết quả chanh). 2 bên giao dịch, bên nào ít thông tin hơn, bên đó dễ ăn đòn hơn.

Cách 2: Chuyễn giao sự rủi ro (Hedge risk).

Hãy tìm cách nào đó, để chuyễn rủi ro này sang người khác. Sẽ có những người, những nơi willing rủi ro này, với chút ít return. Cho họ chút return này. Và dĩ nhiên, (should) giữ lại một phần return.
Việc này là hợp pháp và hợp tình nhé. Vì quan điểm return và risk mỗi người mỗi khác. Biết đâu có ai đó risk lover hơn bạn thì sao nào.

Nếu chủ ngân hàng không build được CREDIT, không có khả năng/nhân viên đánh giá được đúng RISK. Mà lao theo return đánh đổi risk. Thì đó không phải là kinh doanh ngân hàng, mà là những canh bạc.

The Mr. MECE

Đối với những người ngoài ngân hàng

CREDIT giúp bạn có thể huy động nhiều nguồn lực (với giá hời). CREDIT là tài sản quan trọng. CREDIT không chỉ là cảm giác. CREDIT được xây dựng theo thời gian, cơ sở thực tế. Hãy giữ gìn và “đầu tư” chút chút.
Khi xây dựng network, bạn thân thiết hay gặp mặt người khác nhiều không có nghĩa là bạn có CREDIT với họ. CREDIT nằm ở value bạn tạo ra cho HỌ (i), sự commit với lời hứa của bạn (ii) và những foundation chống đỡ cho bạn (iii).

It not just all about “High risk, high return”. It should be about zero or manageable risk, but still high return.

The more information advantages you obtain, the less risk you are in.

Trong cuộc sống, có những khi bạn khó chịu khi người ta tỏ ra không tin bạn (They don’t give you credit as much as you expected ). Một cách MECE, vấn đề có thể đến từ bạn (i) hoặc/và đối phương (ii). Ở phía bạn, liệu bạn có cơ sở/số liệu gì đảm bảo, khiến người ra tin tưởng. Ở phía đối phương, liệu tài sản đảm bảo của bạn có relevant/hữu dụng với đối phương hay không? Credit là thứ tốt nhất nên được đề cập trên cơ sở định lượng.

Khi vừa khởi nghiệp, bạn chưa có tiền, bạn chưa có sự chuẩn bị, bạn chưa có cơ sở/ lợi thế cạnh tranh rõ ràng. Rủi ro cao. Bạn có thể lao vào những thứ rủi ro cao với niềm tin rằng “High risk, high return”. Tôi không cản Ahihi. That’s your choice.
Other options are…….

Các chỉ số khi phân tích lợi nhuận các ngân hàng tại Việt Nam

Bản chân của ngân hàng là 1 business kinh doanh rủi ro. Chỉ cần biến tấu mức độ rủi ro, là có thể biến tấu lợi nhuận. Do đó, ngoài Earning per Share, ROE, ROA, cái chất lượng và nguồn gốc của Earning còn đáng quan tâm hơi giá trị của Earning.

Hoạt động chính của ngân hàng là vay từ anh A với lãi suất a, sau đó cho anh B vay với lãi suất b. Những khoản tiền vốn đầu vào của ngân hàng nằm trên Liability; Equity. Những khoản tiền ngân hàng cho vay nằm trên Asset.

Một cách MECE: Mình sẽ đánh giá chất lượng dòng tiền vào (i); chất lượng tiền đầu ra (ii) và chất lượng balance sheet (iii): Chất lượng tài sản (Asset), chất lượng nợ (Liability) và vốn chủ (Equity).

NIM là thứ (tương đối tốt) phản ánh mối quan hệ 3 hạng mục này dù chưa phải đầy đủ hết.

(i) Chất lượng tiền đầu vào (Doanh thu)
Ta sẽ xem xét lãi suất các khỏa ngân hàng cho vay là cao hay thấp. Cho những nhóm khách hàng nào vay, cơ cấu ra sao, so với mặt bằng ngành ra sao.
(ii) Chất lượng tiền đầu ra (Chi phí)
Tiền gửi không kỳ hạn nhiều không? Tỷ lệ, xu hướng, mặt bằng chung của ngành? Lãi suất huy động?
(iii) Chất lượng những thứ ngân hàng đang nắm giữ và nghĩa vụ của ngân hàng (Nghĩa vụ với chủ nợ: Liability; Nghĩa vụ với chủ đầu tư: Equity.
Ta sẽ xem xét cơ cấu các nhóm nợ; khoản phải thu. Xem xét tỷ lệ vốn đảm bảo.

A. Chỉ số NIM (Net Interest Margin)

Net Interest Income (Thu nhập lãi thuần) = Investment Returns (Tổng thu nhập) – Interest Paid (Lãi suất phải trả).
Investment return: Ví dụ số tiền lãi cho vay/ đầu tư (b)
Interest Paid: Số tiền lãi suất ngân hàng phải trả (a)

Average Assets: Tài sản sinh lãi. Nghĩa là tổng số tiền ngân hàng cho vay hoặc đầu tư.

Khi ngân hàng vay từ khách hàng, ngân hàng khác, tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn, ngân hàng sẽ trích 1 khoản dự trữ. Khoản dự trữ này giúp cho ngân hàng có thể xoay sở khi khách hàng đến rút tiền. Khoản dự trữ này không sinh lợi nhưng bắt buộc ngân hàng phải chuẩn bị.

Khoản dự trữ này có được tính vào Average Assets không?

Khoảng dự trữ này chính là Khoảng mục 1: “Cash and gold” trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng.

Techcombank Annual Report 2018

Khoảng dự trữ (Reserve) “Cash and Gold” không được tính vào Average Assets bởi vì Cash and Gold được lập ra như là tài sản có tính thanh khoản cao, không phải với mục đích là tài sản sinh lời.

Cách tính tài sản sinh lãi – Average Assets

Average Assets – Balance Sheet Techcombank 2019

CASA – Con chiến mã kéo lợi nhuận đi lên

CASA: Current Account, Saving Accounts là tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng. Tiền gửi này là tiền trong thẻ ATM của bạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền các doanh nghiệp chuẩn bị thanh toán lương, trả đối tác. Các khoản tiền gửi này có thể là bất kỳ ngoại tệ nào. Đặc điểm chung: Lãi suât thấp: 0.1 – 0.5%/ năm.

Ngân hàngLãi suất CASA (%/năm)
BIDV0,2
Agribank0,3
Vietcombank0,5
Vietinbank0,2
OCB0,5
ACB0,3
VIB0,1
Sacombank0,3

Cost to Income Ratio (CIR) – Hiệu quả hoạt động

Bảng phân loại 5 nhóm nợ và mức trích lập dự phòng

Phân loại 5 nhóm nợ – Techcombank
5 loại khoản cho vay của Techcombank

Lưu ý: Khi 1 con nợ có nhiều khoản vay, 1 khoản vay thuộc nhóm rủi ro cao, các khoản vay còn lại cũng ngay lập tức được xếp cùng nhóm rủi ro này. Ví dụ Hoàng Anh Gia Lai Agrico. HNG làm ăn thu lỗ, các ngân hàng cố tìm cách xử lý để không phải để HNG chậm trả từng khoảng vay. HNG mà vỡ nợ dù là khoản nhỏ, cũng khiến toàn bộ các khoản vay từ các ngân hàng chìm xuồng.

Phân loại nợ phải thu khó đòi

Continues