[Part 3] In tiền có gây lạm phát hay không?

Lạm phát là khi cần nhiều đơn vị tiền tệ hơn để mua cùng 1 đơn vị hàng hóa. Cụ thể hơn là khi [cung tiền] và [tốc độ lưu thông tiền] vượt quá sự gia tăng lượng hàng hóa.

Theo trường phái tiền tệ:

M.V = P.Q = GDP = Total Money

M: Tổng lượng tiền tệ (Money Supply)
V: Tốc độ lưu thông
P: Giá cả (% tăng P sau mỗi năm là lạm phát)
Q: Lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp
GDP: Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra = Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ

Tổng cung tiền tệ:
M0: Tổng lượng tiền mặt vật lý.
Đây là lượng tiền tệ mà nhà nước phát hành gồm tiền xu và tiền giấy.
M1: Tiền vật lí + Tiền trong thẻ ATM
Cụ thể là tiền mặt và tiền xu, tiền gửi không kì hạn, séc du lịch, tiền trong tài khoản có thể rút bất cứ lúc nào mà không chịu thiệt gì và tài khoản lệnh rút tiền khả nhượng (NOW)
M2: Tiền vật lý + Tiền ATM + Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng
M3: M2 + Trái phiếu, giấy tờ có giá, giấy hứa trả nợ, những giấy tờ có tính thánh khoản kém hơn (không thể rút liền, hoặc khi rút sớm sẽ bị giảm giá trị)

Ở tình huống lý tưởng, tốc độ lưu thông tiền tệ chính là số nhân tiền tệ.

Có các tính huống:

Khi ngân hàng trung ương in thêm tiền tệ 1 lượng 10% lượng tiền hiện tại => M tăng 10%.

TH1: Tốc độ lưu thông không đổi (V constant), Lượng hàng hóa bán ra tăng 10% (Q tăng 10%).
=> P giữ nguyên, lạm phát = 0.

TH2: Lượng hàng hóa tiêu thụ không đổi (Q constant), nền kinh tế trì trệ, tốc độ lưu thông giảm 10% (V giảm 10%).
=> P giữ nguyên, lạm phát = 0.