Again, what is strategy?

Vậy cuối cùng, chiến lược là gì?

Trong quyển “Management Challenges for the 21st Century”, Drucker, Peter F ổng cho là chiến lược đơn giản là 1 khái niệm trong câu thành ngữ Hy Lạp “Know thyself”.

Cùng khái niệm “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

The secret of strategy: “They know they are not good at anything, but they know their strengths and choose the right game that are good fit”.

Làm sao để biết strength, Peter Drucker đề xuất “feedback analysis”.

Cuộc đời tưởng thưởng cho những kẻ bất hoàn hảo có chủ đích

Cuộc đời tưởng thưởng cho những kẻ không hoàn hảo. Chiến lược tốt là chiến lược có điểm yếu có chủ đích.

Cái giá của sự xuất chúng là sự không hoàn hảo, nghĩa là do thời gian và nguồn lực luôn hữu hạn, nên để đầu tư vào điểm nào đó nhiều, thì đồng nghĩa với việc cắt giảm thời gian và nguồn lực ở chổ khác. Do với các khía cạnh trong cuộc sống, có những khía cạnh ta có ưu thế hơn. Nên việc dồn nguồn lực vào những điểm mạnh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là việc cà bằng nguồn lực. Vậy còn những điểm yếu, ta có thể dùng kết quả thu được từ điểm mạnh để thuê, outsource người khác làm, thứ mà người khác có lợi thế cạnh tranh hơn.

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh là những thứ khi ta đầu tư nguồn lực vào, hiệu suất đạt kết quả tốt hơn. Xác định lợi thế cạnh tranh để biết cách ưu tiên nguồn lực vào.

Ta có 10 mảnh đất, mang lại hiệu quả trồng lúa như sau:

Mảnh đấtHiệu suất (kg thu hoạch/ kg lúa giống)Số lúa giống đang gieoSố lúa thu hoạch được
12025500
21520300
31815270
491090
5126001200
6105005000
744001600
853001500
972001400
102100200

Mảnh đất số 6 mang lại nhiều lúa nhất. Nhưng đó không phải là mảnh đất có lợi thế cạnh tranh. Mảnh đất có lợi thế cạnh tranh nhất là mảnh đất số 20.

Việc xác định những mảnh đất có nhiều lợi thế cạnh tranh nhất, nhằm mục đích dồn nguồn lực vào nhiều nhất.

Việc chia đều hạt giống cho tất cả các mảnh đất không tối ưu bằng việc chỉ tập trung trồng lúa vào các mảnh đất (1), (3), (2). Các mảnh đất còn lại có thể thuê người khác trồng hoa màu khác, hoặc cho thuê, hoặc bán lấy tiền mà mua thêm hạt giống, hoặc bán lấy tiền mua các mạnh đất có lợi thế hơn.

Việc trở nên bất đối xứng có chủ đích mang lại kết quả tốt hơn cố gắng hoàn hảo các mặt.

Trong cuộc sống, khi ta chọn 1 cái gì đó vì điểm tốt của nó, đồng thời ta cũng chọn điểm xấu. Việc chủ đích chọn những cái có điểm tốt, và chuẩn bị cho điểm xấu mình có thể handle được sẽ mang lại kết quả cao hơn.

Chọn điểm bất hoàn hảo có chủ đích

1 thứ gì đó, nếu có điểm bất hoàn hảo, khả năng cao nó sẽ kèm phần thưởng. Đôi khi thêm 1 chút bất hoàn hảo mà mình chấp nhận được, để đổi lại được nhiều điểm tốt là 1 chiếc lược hay.

Cùng 1 giá tiền, khi mua điện thoại cũ, ta nhận được chiếc điện thoại có cấu hình mạnh hơn. Điểm bất hoàn hảo của điện thoại cũ là rủi ro hư hỏng, pin yếu, đốm màn hình. Nếu biết cách giảm thiểu rủi ro của điện thoại cũ, ta sẽ có điện điện thoại xịn mà tiết kiệm được khối tiền. Ta chấp nhận rủi ro và handle tốt điểm yếu, ta được tưởng thưởng.

Lúc học cấp 3, mình chấp nhận là học sinh kém phần lớn các môn. Mình chấp nhận điểm bình quân của mình thấp. Xếp hạng trong lớp cũng thấp một cách có chủ đích. Để bù lại mình có thời gian tập trung vào 3 môn Toán, Lý, Hóa. 3 Môn mình có lợi thế (cùng 1 thời gian, mang lại cho mình nhiều kết quả hơn các môn khác). Vậy là mình thi đại học khối A (Toán, Lý, Hóa) đạt điểm cao. Bạn bè cùng lớp thì học giỏi đều các môn nhưng lại rớt đại học hoặc có ít thời gian để tập trung vào các môn học chiến lược của các bạn ấy.

Chủ đích chọn điểm yếu cũng quan trọng gần bằng với việc chủ đích chọn điểm thế mạnh. Vì thực chất, 2 quá trình này là 1. Chọn 1 phương án ta có thế mạnh, đồng nghĩa với việc chấp nhận 1 điểm yếu nào đó. Nếu fix được cả điểm mạnh và điểm yếu, ta có innovation.

Quân Mông Cổ chọn lối chiến đấu linh hoạt, nhanh, di chuyển thần tốc. Để làm được vậy, họ chấp nhận chủ động loại bỏ nhiều áo giáp, giảm thiểu quân lương để giảm logistics. Họ dùng ưu thế của họ để đè bẹp đối thủ. Về sau, thời hiện đại, người ta chế tạo nhiều vũ khí hiện đại vừa giúp di chuyển nhanh, vừa chiến đấu tốt, vừa nhẹ, ví dụ súng. Súng vừa có ưu điểm, vừa loại bỏ hoàn toàn điểm yếu => Đánh đổi là người ta dành nhiều công sức vào công nghệ (khía cạnh thứ 3 bên ngoài nào đó). Súng là innovation.

Trong cuộc sống, nếu chưa tìm ra innovation, ta hãy chọn sự bất hạnh, rủi ro, đau khổ, điều tiêu cực 1 cách có chủ đích, để được tưởng thưởng nhiều ưu thế có chủ đích đi kèm.

Kỹ năng ra quyết định

Khi ra quyết định, ngoài list ra những thứ tích cực ta muốn (1). Bên cạnh đó ta cần list ra những thứ tiêu cực, nổi đau, cái giá phải trả (2) mà ta có thể sẵng lòng chấp nhận. Từ đó, ta chọn option nào có cả (1) và (2). Việc chỉ chăm chăm vào thứ ta muốn, mà không ready cho thứ ta sẵn lòng trả, cuối cùng ta cũng phải trả giá theo cách mà ta không mong muốn.

Chiến lược tốt là chiến lược có điểm yếu có chủ đích

Strategy is an integrated set of choices uniquely positioning your firm in your industry to create sustainable advantage and superior value relative to the competition.

Roger Martin – Playing to Win

Những chiến lược tồi là những chiến lược dễ đoán, những chiến lược hoàn hảo đều các khía cạnh. Chiến lược tốt là chiến lược chọn điểm lợi thế có chủ đích, kèm theo điểm bất lợi có tính toán.

Vì phần lới đối thủ mất công sức rải đều nguồn lực mọi điểm, nên khi so với những điểm lợi thế của ta, họ sẽ bị đè bẹp. Do có chủ đích, nên ta chủ động chọn chiến trường mà chỉ so găng những khía cạnh ta mạnh. Chứ ta không dại gì chọn chiến trường nơi cần so găng những khía cạnh ta yếu.

The thinkers who I am learning from

0/ Bruce Henderson

Nhà sáng lập team xanh (BCG) và team đỏ (về sau là Bain)

Ông là người đầu tiên dùng ESOP.

Các framework, concept của Bruce Henderson được ứng dụng rộng rãi sau gần 100 năm phát kiến:

  • Growth share matrix (Product Portfolio)
  • The Experience Curve (Một hệ quả từ The Learning Curve)
  • The Rule of Three and Four
  • Time-based Competition

Các ý tưởng lớn

Chiến thuật đàm phán “Brinkmanship” (về sau Roger Fisher và William Ury từ Harvard phát triển chiến thuật đàm phán khoa học và ưu việt hơn tên BATNA)
Kinh doanh và sinh học/ tự nhiên học. 1 Business như 1 sinh vật trong hệ sinh thái tự nhiên.

1/ Martin Reeves và “đồng nghiệp”

https://www.bcg.com/en-sea/bcg-henderson-institute/strategy-lab

Business Ecosystem
Adaptability: The New Competitive Advantage
Ingenious Enterprise
Ambidexterity
LESSONS FROM MAVERICKS
Nâng cấp/xóa bỏ Bruce Henderson Ideas

Quyển sách thần thánh: “Your Strategy Needs a Strategy: How to Choose and Execute the Right Approach”

2/ Michael Porter

Mình học ngành quản trị kinh doanh, ai không biết đến Michael Porter thì coi như chưa học qua quản trị kinh doanh.

3/ Roger Martin

https://rogermartin.medium.com/

Người giải thích rất sâu về chiến lược kinh doanh.

4/ Andy Grove

Mình biết đến Andy Grove từ quyển “The hard thing about hard thing”.

Người sáp lập phương pháp OKR huyền thoại, thay thế phương pháp MBO truyền thống (Management by Objective). Về sau, một cậu Intern/học trò của Andy Grove đã dùng ORK để giúp Google tạo nên thành công không tưởng.

5/ Kenichi Ohmae

Mình thích tư duy chiến lược 3C từ “thánh” McKinsey Japan Office này. Mình đọc quyển “The Mind Of The Strategist: The Art of Japanese Business”. Quyển này rất khó đọc (đối với mình) do giải thích rất “căn bản” và “gốc rễ” của tư duy chiến lược, kèm theo nhiều khái niệm đột phá và khó hiểu.

6/ Clayton Christensen

Discruptive innovation.