Ngân hàng kiếm tiền như thế nào?

Hôm qua, tôi có gặp 1 bạn thời đại học. Lúc ra trường, chỉ biết anh chàng này là Management Trainee cho một ngân hàng lớn. Hiện anh ấy là quản lý và khá thành công trong sự nghiệp ngân hàng. Sau nhiều năm, mình hẹn bạn boss ấy đi coffee. Trong buổi nói chuyện, mình có trao đổi về ngân hàng. Mình đã học một bầu trời kiến thức từ bạn sếp nhà băng này. Nhân đây, mình cũng trình bày những điểm mình hiểu về nguyên lý ngân hàng. Và đó cũng là những điều mình muốn áp dụng trong cuộc sống.

Ngân hàng thực chất kinh doanh thứ gì?

Cái ngân hàng có là Credit và Risk. Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro.

Nguyen Binh Phuong.

Khi bạn đến ngân hàng gửi tiền, bạn giao tiền cho ngân hàng. Bạn tin ngân hàng (you give credit to bank). Bạn nhận được rủi ro A (dù rủi ro nhỏ) và kỳ vọng nhận tiền lãi a trong tương lai.
Ngân hàng lấy tiền của bạn cho doanh nghiệp Bất Động Sản vay. Ngân hàng tin doanh nghiệp Bất Động Sản này (The bank give debtor credit). Ngân hàng đánh giá doanh nghiệp này rủi ro B. Ngân hàng cho doanh nghiệp này vay với lãi suất b.
=> Rủi ro A, B là khác nhau. Do đó, lãi suất a, b là khác nhau.

Vậy có phải ngân hàng kinh doanh rủi ro là đồng nghĩa với việc đánh đổi rủi ro để lấy lợi nhuận hay không?

Câu trả lời là KHÔNG?

Giả sử cân trả lời là có?
Thử nghĩ xem, liệu bạn có dám trực tiếp cho doanh nghiệp vay để nhận lãi suất cao hơn. Câu trả lời là không.
Lúc bạn cho doanh nghiệp bất động sản này vay, bạn không phải nhận rủi ro B như ngân hàng. Mà bạn nhận rủi ro n lần của BBBBBBBB. Lý do là vì ngân hàng có nghiệp vụ thẩm định để đánh giá người cho vay. Ngân hàng có kinh nghiệm cho vay. Ngân hàng có cách để đảm bảo có thể thu tiền về. Ngân hàng là chuyên nghiệp trong việc đòi nợ.

Credit có nghĩa là niềm tin. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Niềm tin ở đây không phải niềm tin theo cảm tính. Mà đó là niềm tin có cơ sở thực tiễn.

Bạn gửi tiền cho ngân hàng, bạn tin ngân hàng vì ngân hàng thành lập lâu năm, có tên tuổi, làm ăn phát đạt, có giấy tờ đảm bảo, có pháp luật đảm bảo. Một ngân hàng ất ơ, cù bơ cù bất, liệu bạn có tin.

Ngân hàng cho khách hàng vay vốn. Ngân hàng tin con nợ bởi vì con nợ có khả năng, ý định, tài sản đảm bảo, pháp lý để trả nợ.

Kinh doanh ngân hàng không đơn thuần là đánh đổi rủi ro cao để lấy lợi nhuận cao.

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro. Nói đúng hơn, là kinh doanh khả năng đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro. Khi đánh giá đúng và đầy đủ rủi ro một cách có cơ sở, ngân hàng sẽ cho credit phù hợp.

Tài sản lớn nhất của ngân hàng là NIỀM TIN (CREDIT). Niềm tin này được xây dựng qua một quá trình. Niềm tin này dựa trên cơ sở thực tế và được lượng hóa rõ ràng.

Nguyên lý đánh giá ngân hàng
Theo quan điểm của tôi, tôi đánh giá 2 yếu tố: Credit của ngân hàng (i) và khả năng quản lý rủi ro (đánh giá, kiểm soát và kinh doanh rủi ro) (ii).
1. Credit của ngân hàng thì có các chỉ số: Vốn chủ sở hữu, CAR, Thanh khoản, Chất lượng tài sản (Bảng phân loại nợ xấu, cơ cấu nợ, tỷ lệ khoản vay ngắn hạn, dài hạn), tỷ lệ CASA.
2. Khả năng quản lý rủi ro (đánh giá, kiểm soát và kinh doanh rủi ro): CIR, NIM, NII, tỷ lệ trích lập dự phòng. Do bản chất là kinh doanh rủi ro, nên tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ phản ánh trực tiếp vào lợi nhuận của bank. Do đó, giá trị trích lập dự phòng là thứ thường xuyên bị cook, nên xem xét tỷ lệ này theo từng quý, trong thời gian 5 năm. Mismatch giữa Risk Sensitive Assets và Risk Sensitive Liabilities (Ví dụ trái phiếu doanh nghiệp Techcombank, MBBank, đẩy rủi ro vào tương lai – tiềm ẩn nhiều rủi ro, mặc dù hiện tại chưa có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nợ xấu hay trích lập dự phòng của các ngân hàng).

Ứng dụng trong cuộc sống

Trong cuộc sống, đôi khi tôi gặp những tình huống rủi ro cao, lợi nhuận cao. Lúc còn ngây thơ, tui chỉ nghĩ đến 2 options:
1. All in. Take risk, take return.
2. Give up. No risk, no return.
Nhưng không, biết đâu còn Option 3, 4, 5…. bạn thử nghĩ xem có cách nào để vừa take return, và minimize risk?

Có đấy bạn tôi ơi? Tôi gợi ý vài cách nhé!

Cách 1: Xóa tan sự hoài nghi

Đầu tiên bạn cần hiểu thế nào là rủi ro. Rủi ro là sự không chắc chắn về kết quả tương lai. Vậy làm nó chắc chắn đi nào? Bạn hãy thu thập thêm thông tin để biết rõ nó đến mức gần như chắc chắn.
Ví dụ, bạn chuẩn bị ký hợp đồng, bạn lo lắng là nó không hợp pháp, bạn lo rằng bạn sẽ đi tù. Ok fine. Hãy tìm thêm thông tin để biết CHẮC CHẮN rằng nó là hợp pháp hay phi pháp. Khi bạn biết rõ nó là phi pháp, nó đã quá rõ ràng, NÓ KHÔNG CÒN LÀ RỦI RO.

Bạn cho con nợ vay, bạn không biết liệu có thu hồi nợ cuối kỳ được không? Khi bạn đã có đủ cơ sở để biết con nợ sẽ quỵt tiền vì không có khả năng trả. Lúc này không còn là rủi ro. Mà đó là sự chắc chẳn. Hay ít ra, rủi ro đã giảm đáng kể khi ta có nhiều thông tin hơn (lý thuyết quả chanh). 2 bên giao dịch, bên nào ít thông tin hơn, bên đó dễ ăn đòn hơn.

Cách 2: Chuyễn giao sự rủi ro (Hedge risk).

Hãy tìm cách nào đó, để chuyễn rủi ro này sang người khác. Sẽ có những người, những nơi willing rủi ro này, với chút ít return. Cho họ chút return này. Và dĩ nhiên, (should) giữ lại một phần return.
Việc này là hợp pháp và hợp tình nhé. Vì quan điểm return và risk mỗi người mỗi khác. Biết đâu có ai đó risk lover hơn bạn thì sao nào.

Nếu chủ ngân hàng không build được CREDIT, không có khả năng/nhân viên đánh giá được đúng RISK. Mà lao theo return đánh đổi risk. Thì đó không phải là kinh doanh ngân hàng, mà là những canh bạc.

The Mr. MECE

Đối với những người ngoài ngân hàng

CREDIT giúp bạn có thể huy động nhiều nguồn lực (với giá hời). CREDIT là tài sản quan trọng. CREDIT không chỉ là cảm giác. CREDIT được xây dựng theo thời gian, cơ sở thực tế. Hãy giữ gìn và “đầu tư” chút chút.
Khi xây dựng network, bạn thân thiết hay gặp mặt người khác nhiều không có nghĩa là bạn có CREDIT với họ. CREDIT nằm ở value bạn tạo ra cho HỌ (i), sự commit với lời hứa của bạn (ii) và những foundation chống đỡ cho bạn (iii).

It not just all about “High risk, high return”. It should be about zero or manageable risk, but still high return.

The more information advantages you obtain, the less risk you are in.

Trong cuộc sống, có những khi bạn khó chịu khi người ta tỏ ra không tin bạn (They don’t give you credit as much as you expected ). Một cách MECE, vấn đề có thể đến từ bạn (i) hoặc/và đối phương (ii). Ở phía bạn, liệu bạn có cơ sở/số liệu gì đảm bảo, khiến người ra tin tưởng. Ở phía đối phương, liệu tài sản đảm bảo của bạn có relevant/hữu dụng với đối phương hay không? Credit là thứ tốt nhất nên được đề cập trên cơ sở định lượng.

Khi vừa khởi nghiệp, bạn chưa có tiền, bạn chưa có sự chuẩn bị, bạn chưa có cơ sở/ lợi thế cạnh tranh rõ ràng. Rủi ro cao. Bạn có thể lao vào những thứ rủi ro cao với niềm tin rằng “High risk, high return”. Tôi không cản Ahihi. That’s your choice.
Other options are…….