Đa dạng hóa hay tập trung? Phần 1: Nên bỏ trứng vào mấy rổ?

Trong kinh doanh, đầu tư tài chính hay cuộc sống, chúng ta thường có câu hỏi rằng: Nên chỉ tập trung nguồn lực vào cái ta làm tốt nhất hay dàn trãi nguồn lực vào những cơ hội mới?
Liệu câu nói: “Đừng bao bao giờ bỏ tất cả trứng vào một rổ?” có phải luôn đúng?
Liệu các tập đoàn nên chơi đa ngành hay công ty tập trung vào core value là tốt?
/*Note: Xem lý thuyết cuối trang*/

Vấn đề được mình đặt ra từ phần trình bày của bạn Thắng, Mạng Xã Hội Du Lịch Libezy, pitching trên Shark Tank Việt Nam. Bạn bán nhà để đầu tư vào startup Libezy và 3 startup khác. Lúc đó, anh Hưng có đùa là “Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Việc đầu tư vào 3 Startup khác nghe thật là hài hước, nhưng để chứng minh việc này là bất hợp lý thì không hề dễ?

Trước khi mình đi sâu vào chuyên môn lý thuyết quản ý danh mục đầu tư, chúng ta hãy cùng take it esay mà đi vào phân tích câu nói: Liệu có nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ? Bạn nghĩ sao?
Bạn nuôi một đàn gà và bạn biết rằng trong trang trại có chuột. Nếu bạn để tất cả trứng vào một rổ, bạn có thể bị chuột tìm được và ăn sạch. Bạn tin rằng để trứng ở 2 chỗ thì chẳng may chuột có ăn 1 rổ thì bạn vẫn còn rổ kia.
Lúc này khi ngẫm lại, bạn sẽ thấy có 2 loại rủi ro: Rủi ro có thể đa dạng hóa được và rủi ro không đa dạng hóa được. Rủi ro đa dạng hóa được là phần rủi ro giảm xuống khi bạn bỏ trứng vào nhiều rổ và tránh việc mất hết toàn bộ số trứng khi có sự cố xảy ra cho rổ. Rủi ro không đa dạng hóa được chính là rủi ro nội tại của từng rổ. Việc bạn để trứng vào nhiều rổ không ảnh hưởng gì đến việc lũ chuột mò đến rổ trứng của bạn. Lũ chuột còn thích thú, vì cơ may gặp rổ trứng sẽ cao hơn.

Việc đa dạng hóa chỉ giúp giảm thiểu rủi ro có thể giảm do đa dạng hóa. Trong khi phần rủi ro nội tại của từng rổ không đổi. (*)

Khi chúng ta có càng nhiều rổ, thì rủi ro tổng cũng bằng tổng các rủi ro các rổ thành phần, nếu các rổ phụ thuộc lẫn nhau (positive correlation). (***)

Cái lợi chủ yếu của đa dạng hóa:
Giảm được rủi ro có thể giảm được, nếu các rổ độc lập nhau hoặc tương phản nhau. Và chỉ giảm được tối đa một giá trị hữu hạn.
Thông qua việc đặt nhiều rổ khác nhau, bạn có thể học hỏi điểm tốt/ điểm yếu của các rổ và cải thiện bằng cách chia sẽ kinh nghiệm: Synergy.

Cái hại của đa dạng hóa:
(i) Bạn có nhiều rổ, bạn sẽ tốn chi phí cho các rổ.
(ii) Sự bảo vệ cho từng rổ sẽ không tốt so với việc dồn sức vào quản lý 1 rổ
(iii) Bạn phải có nhiều người bảo vệ thay vì 1
(iv) Bạn tốn chi phí quản lý giám sát hoặc/và chi phí chuyển đổi nếu 1 người bảo vệ đi từ rổ này qua rổ khác.

Tiêu chí nào để xem xét nên 1 rổ hay n rổ? N là bao nhiêu?
Hiệu quả đầu tư Hệ số Sharp: Expected ROE và Risk.

Thông qua việc xem xét giá trị các quả trứng, lợi ích và chi phí của đa dạng hóa của từng cách chia cho từng số lượng rổ từ 1 – n. Bạn sẽ tính được Expected ROE và mức độ rủi ro (Risk). Khi bạn có nhiều cách chia, với nhiều mức Expected ROE và nhiều mức độ rủi ro, chọn danh mục có hệ số Sharp cao nhất. Hệ số Sharp = (Expected ROE – Risk-free Interest)/Level of risk. (**)

Mình không đề cập công thức chi tiết, bởi vì trong cuộc sống hay đầu tư, specially PE/VC, không phải lúc nào cũng có đủ dữ kiện để tính theo công thức hàng lâm. Công thức mình đưa ra giúp bạn hiểu rõ bản chất vấn để, để đưa ra nhận thức và quyết định đúng đắn.

Vì sao khi bạn là startup vừa thành lập, bạn không nên đầu tư dàn trãi?
1. Khi năng lực quản lý/ bảo vệ mỏng và thiếu kinh nghiệm, có nhiều rổ còn nguy hiểm hơn có 1 rổ, vì rủi ro nội tại từng rổ tăng lên đáng kể.
2. Ngành core của bạn là ngành mang lại hiệu quả đầu tư (hệ số Sharp) cao nhất (cao hơn các ngành khác). Lúc này có 2 tình huống
(i) Bạn dàn trãi cùng ngành: Lúc này rủi ro danh mục bằng tổng rủi ro thành phần. Vì cùng ngành thì cùng lên, cùng xuống. Việc đa dạng không giảm loại rủi ro có thể giảm do đa dạng.
Ví dụ: Xác xuất mất 1 rổ là 10%. Khi các rổ khác ngành, Xác xuất mất hết là 10%^n. Khi các rổ cùng ngành, xác xuất mất trắng vẫn là 10%. (***)
(ii) Bạn dàn trãi khác ngành: Lúc này những ngành khác bạn đầu tư sẽ có hiệu quả đầu tư thấp hơn ngành core có hiệu quả đầu tư cao nhất. (****)
=> Cả 2 tính huống đều dẫn đến kết quả xấu hơn.

Thật sự, những bài toán này không có số liệu lịch sử để tính. Do đó đòi hỏi estimate. Với những estimation đơn giản, bạn cũng dễ dàng thấy được: Khi bạn có ít trứng, không đủ chuyên môn quản lý nhiều rổ trứng, tốt hơn là bỏ trứng vào 1-2 rổ và ngồi trông. Vài quả trứng gà của bạn không đủ hấp dẫn bọn cướp. Tiền bán trứng nuôi bạn còn không đủ ăn, lấy đâu ra thuê bảo vệ trông nhiều rổ. Ah mà vài quả thì lấy đâu tiền mua nhiều rổ. OK.

Vậy sao các tập đoàn lớn hay Unicorn thích chơi đa ngành thế? Phần 2.

Lý thuyết:
(*) Modern Portfolio Theory – Markowitz Mean-variance
(**) Sharpe ratio – Nobel laureate William F. Sharpe
(***) Mình tham khảo nhà kinh tế/ thống kê học Nate Silver
(****) Diminishing marginal return
Khi bạn có nhiều cơ hội đầu tư, bạn sẽ xếp thứ tự ưu tiên cho những cơ hội đầu tư hiệu quả nhất: O1, O2, O3, O4. Theo mức độ hiệu quả (hệ số Sharpe), O1 > O2 > O3 > O4. Bạn nên ưu tiên O1. Bạn chỉ nên nhảy sang O2 khi bạn đã khai thác tối đa hiệu quả O1 đến mức mà marginal investment return of O2 > marginal investment return of O1, lúc này bạn hẳn xem xét.