Free Cash Flow

Free Cash Flow ra đời để làm gì?
– Để định giá doanh nghiệp
Để định giá doanh nghiệp, stake holder (Creditor và Shareholder) ngoài quan tâm đến lợi nhuận trên Income Statement hàng năm. Họ còn quan tâm Free Cash Flow. Free Cash Flow là dòng tiền thật sự available mà Creditor và Share Holder có thể lấy.

Net Income: Là lợi nhuận sau khi trừ chi phí và các loại thuế

Free Cash Flow to Firm: Là dòng tiền available để trả nợ cho Creditor hoặc để chia cho Shareholder mà không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty.

Free Cash Flow to Equity: Là dòng tiền FCFF sau khi trừ đi phần nghĩa vụ trả lãi cho Creditor, lúc này nếu FCFE dương thì Share holder có thể lấy mà không ảnh hưởng đến tính liên tục của công ty.

Tại sao không lấy Net Income để tính vào công thức Discounted Cash Flow?
Tại vì có nhiều yếu tố làm sai lệch giữa Free Cash Flow và Net Income:

Depreciation và Amortization: Có những tài sản lớn, năm đầu tiên bạn phải ứng tiền trả cho nhà cung cấp. Nhưng bạn không được phép ghi nhận nguyên cục tiền này vào chi phí, mà phải chia đều/ không đều cho các năm sau. Việc này dẫn tới hệ quả: Năm đầu tiên mất nhiều tiền, nhưng Net Income cao. Các năm sau đâu phải trả tiền cho nhà cung cấp, nhưng vẫn phải ghi nhận chi phí, làm Net Income giảm.
Ghi nhận doanh thu bán hàng vs Khách hàng trả trước/ trả sau
Ghi nhận chi phí vs Tiền trả nhà cung cấp trước/ trả sau
Nghĩa vụ thuế: Thuế được hoạch toán vào cuối năm. Nhưng thời điểm hạch toán thuế để tính Net Income và thời điểm chi tiền thuế là khác nhau.

Định giá công ty bằng phương pháp Discounted Free Cash Flow

Mục đích cuối cùng của nhà đầu tư mất thời gian ngồi tính Free Cash Flow là để tìm ra Present Value của doanh nghiệp. Họ lấy giá trị tương lai của dòng tiền và chiết khấu về hiện tại.
Mấu chốt của sự định giá hiệu quả: Là định giá hợp lý. Chứ chẳng phải áp dụng máy móc công thức trên mạng một cách rập khuôn mà không hiểu bản chất và assumption của tác giả công thức.

The questionable assumption:
Doanh nghiệp hoạt động liên tục mãi mãi: Cái này phải coi lại. Đối với tôi, tôi lấy Max là 15 năm đối với doanh nghiệp có business moat rõ ràng.
(*) Moat là hào nước bảo vệ quanh pháo đài. Ý ở đây muốn nói lợi thế cạnh tranh bền vững/ sustainable competitive advantages. Lợi thế: Cái mình làm tốt. Cạnh tranh: Cái mình làm tốt hơn so đối thủ và được khác hàng accept. Bền vững: Có thể duy trì lâu dài và khó sao chép.

Tốc độ tăng trưởng cố định: Cái này là bậy hết sức bậy. Những năm đầu, còn nhỏ dễ tăng trưởng, đối thủ lớn không care, tập khách hàng dễ dãi được khai thác. Những năm sau, đối thủ thay đổi chính sách. Khách hàng dễ khai thác cạn, phải chuyển sang khách hàng khó hơn, chi phí acquire khách hàng mới cao. Doanh thu càng lớn, càng khó đạt hệ số tăng trưởng cao về vợi nhuận. Không có gì đảm bảo: The bigger you are, the more margin you will get.

Và còn nhiều yếu tố nửa. Trên thực tế, chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp định giá doanh nghiệp bằng những phép tính đơn giản nhưng hợp lý về nguyên tắc đầu tư. Chứ không phải tính detailed máy móc như bài thi CFA. Kiểu tính này mình thấy chỉ dành cho thạc sĩ làm luận hoặc dân tài chính làm thuê.

Với quan điểm cá nhân của mình, là một risk adverse, mình tính giá công ty Private Equity tại thị trường Việt Nam, mình đầu tư và tính bằng DCF như sau:
1. Dự tính số năm mình nghĩ là high chance to make profit. Có thể là chu kỳ kinh doanh của ngành/ sản phẩm. Công ty mới và không có moat: 5 năm. Công ty có moat: 10-15 năm. Công ty mà đốt tiền không biết chắc chắn hồi kết thì né. End Game!!!
2. Dự kiến lợi nhuận và tăng trưởng lợi nhuận trong các năm
3. Xác định lãi suất hoàn vốn nội bộ. Mình lấy lãi suất tiền gửi ngân hàng cao nhất x2. Vì mình đầu tư Private Equity lại thị trường Emerging Việt Nam thì lãi suất vậy là thấp
4. Xác định số công sức tư vấn hỗ trợ mà mình sẽ bỏ ra. Tính tiền tư vấn và quản lý: Total consulting cost = Hour x Salary/ Hour
5. Tính toàn dòng tiền theo số năm và lợi nhuận dự kiến dàn trãi trong các năm này, chiết khấu lãi suất hoàn vốn nội bộ. Bước 5 này là bài toán học sinh lớp 8. Quan trọng là bước 1 – 4.