[How I run company] Cách mình đánh giá hiệu quả kinh doanh

Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh quan trọng đến mức nào thì mình cho qua, giả định rằng bạn đã biết.

Để đánh giá công ty có hiệu quả không, ta cần xem xét mục tiêu là gì, đạt mục tiêu ra sao?

Trong bài viết này, mình chỉ xét về khía cạnh hiệu quả tài chính. Đó cũng là ưu tiên hàng đầu của công ty mình đang run.

Lợi nhuận hay dòng tiền? => Hiệu quả đầu tư quan trọng hơn

2 yếu tố kinh điển, là lợi nhuận thuần và dòng tiền là ưu tiên (về khía cạnh tài chính) bậc nhất của doanh nghiệp.

Lợi nhuận chia làm 2 loại: Lợi nhuận kế toán trên sổ sách (Accounting Profit) và Lợi nhuận kinh tế (Economic Profit).

Lợi nhuận kế toán trên sổ sách là lợi nhuận bạn thu về, theo sổ sách kế toán. Lợi nhuận kinh tế là lợi nhuận thật, sau khi trừ đi chi phí cơ hội.

Ví dụ, bạn lấy căn nhà giá 10 tỷ và tiền mặt 1 tỷ làm vốn để mở quán cafe. Mỗi tháng bạn lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí, bạn còn lại được 200 triệu tiền lãi. 200 triệu này là lợi nhuận sổ sách kế toán.

Nếu bạn không mở quán cafe, căn nhà 10 tỷ này bạn cho thuê được 30 triệu/ tháng. 1 tỷ tiền mặt bạn mua trái phiếu lãi suất 12%, làm tròn 10 triệu/ tháng tiền lãi. Bạn đi làm thuê thì lương 20 triệu/tháng.

Tổng chi phí cơ hội: 30 + 10 + 20 = 60 triệu

Tổng lợi nhuận kinh tế = Lợi nhuận sổ sách kế toán – Chi phí cơ hội = 200 – 60 = 140 triệu.

Dòng tiền (Cashflow)

Dòng tiền thuần = Tổng tiền vào – Tổng tiền ra

Dòng tiền quyết định đến số vốn thực bạn cần bỏ ra cho doanh nghiệp.

Tổng số vốn = Số vốn vay (vốn đòn bẫy rủi ro) + vốn chiếm dụng + vốn thực góp.

NguồnRủi ro
Vốn vayBên ngoàiCao
Vốn chiếm dụngBên ngoàiThấp
Vốn thực gópNội bộThấp

Vốn vay có rủi ro là:

  • Bạn phải trả đúng hẹn, bị đòi khi tới hạn, nếu không muốn dính nợ xấu
  • Rủi ro lãi suất thay đổi
  • Chịu lãi suất

Vốn thực góp:

  • Bạn không cần trả đúng hẹn, tùy ý sử dụng
  • Mất quyền kiểm soát khi gọi vốn bên ngoài
  • Chi phí cơ hội (ngang với chi phí gửi tiết kiệm)

Vốn chiếm dụng:

  • Ưu điểm: Chi phí cơ hội thấp
  • Ưu điểm: Ít rủi ro (có thể hoãn hoặc đàm phán khi trả chậm)
  • Nhược điểm: Có thể ảnh hưởng đến quyền đàm phán hoặc làm cản trở hoạt động kinh doanh
\(ROI=\frac{Economic Profit}{Total Capital}=\frac{Net Profit – Opportunity Cost}{Leverage Loans + Free Capital + Your Equity}\)

Cách mình tính hiệu quả đầu tư

\({Hiệu quả đầu tư}=\frac{Lợi nhuận kinh tế}{Tổng nguồn vốn}=\frac{Lợi nhuận sổ sách – Chi phí cơ hội}{Vốn vay có lãi + Vốn chiếm dụng miễn phí + Vốn gốc của bạn}\)

Để tối đa hóa hiệu quả đầu tư, ngoài việc tăng lợi nhuận kế toán (Tăng doanh thu và giảm chi phí) là điều cốt yếu mình rất chú trọng:

Giảm chi phí cơ hội:

Mình hạn chế sử dụng những tài sản có nhiều chi phí cơ hội.

Hạn chế mua tài sản cố định với mức đầu tư lớn, thay vì thế, mình đi thuê. Tài sản như bất động sản mình cho thuê. Tiền mặt thì mình gửi tiết kiệm. Xe ô tô thì mình hạn chế mua nếu không cần thiết.

Chi phí cơ hội của bản thân mình khá lớn, nên mình tối ưu hóa thời gian. Mình sẽ thuê người khác (người có chi phí cơ hội thấp hơn mình) làm nhiều nhất có thể.

Tối ưu hóa tổng nguồn vốn:

Quản lý dòng tiền tốt, để tổng số vốn lưu động ròng thấp.

Tránh đầu tư số tiền lớn mua tài sản cố định (đi thuê)

Tăng cường chiếm dụng vốn, tận dụng tài sản, nguồn lực của đối tác trong hệ sinh thái.

  • Giảm hàng tồn kho
  • Thuê ngoài nhân công phô thông
  • Đàm phán để dùng kho của đối tác
  • Đàm phán để dùng nhân sự của đối tác, khách hàng

Cấu trúc rủi ro

Rủi ro tốt hay xấu?

Rủi ro là sự bất định bạn không thể dự đoán. Rủi ro là downside và cả upside.

Bạn đầu tư 1 tỷ, 1 năm sau có thể bạn thu về lãi 300 triệu hoặc lổ đi 200 triệu. Nếu bạn biết chắc bạn sẽ lổ 200 triệu, đó không còn là rủi ro và bạn có thể an tâm ngủ ngon. Sao lạ vậy, vì bạn biết chắc lổ 200 triệu thì bạn chắc chắn không đầu tư và bạn sẽ không lổ.

Những thứ diễn ra trong tương lai là không chắc chắn. Do đó, rủi ro thường hiện hữu. Bạn chỉ có thể tìm cách quản lý rủi ro theo hướng có lợi cho bạn hoặc bạn bị rủi ro nhấn chìm.

Cơ hội luôn kèm rủi ro. Bạn bỏ đi rủi ro, thường đồng nghĩa bạn bỏ đi cơ hội. Thôi, chấp nhận nó đi mà làm giàu.

Quản lý rủi ro thế nào?

Quản lý rủi ro gồm 2 phần:

  • Tận dụng cơ hội khi upside xảy ra
  • Tối thiểu mất mát nếu downside xảy ra

Mình ưu tiên chọn những thương vụ có đặc tính upside lớn vô hạn nhưng downside có chặn dưới. Mình cho đây là những cơ hội có cấu trúc rủi ro tốt.

Bảo hiểm downside, khi downside xảy ra thì ít mất mát

Một số loại đặc điểm có thể mang lại rủi ro:

Tính thời vụ: Ngành hàng áo ấm có biến động doanh số rất lớn giữa mùa đông và mùa hè. Do đó cần tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, nhằm cấu trúc lại cơ cấu rủi ro hoặc giảm rủi ro theo hướng có lợi hơn cho ta.

Sự phụ thuộc: Phụ thuộc vào 1 khách hàng lớn hoặc nhà cung cấp lớn

Quy mô lợi nhuận có thể chiếm dễ dàng

Mình quan tâm thị phần theo doanh số, nhưng mình chú trọng tổng lợi nhuận của ngành hơn.

Tổng quy mô lợi nhuận của thị trường?

Đối thủ là ai, chiếm bao nhiêu lợi nhuận?

Cách tổng lợi nhuận phân bổ trong ngành?

Cách tổng lợi nhuận phân bổ theo chuỗi giá trị?

Biên lợi nhuận cao, tỷ suất sinh lời tốt, ít rủi ro. Nhưng có rào cản gì trong việc mở rộng.

Tỷ lệ lợi nhuận khả thi = 1 – Lợi nhuận hiện có/ Tổng lợi nhuận ngành có thể chiếm

Ví dụ: Lợi nhuận công ty hiện tại là 2 tỷ/năm. Mình tính rằng nếu tối ưu hoạt động kinh doanh, có thể đạt 5 tỷ lợi nhuận. Khi đó tỷ lệ lợi nhuận khả thi là 80%. Nghĩa là hiện chỉ đạt 20% những gì khả thi có thể đạt.

Đường lợi nhuận biên?