Kỹ năng ra quyết định

Vì sao cần ra quyết định?

Trong quá trình kinh doanh, mình nhận thấy có 2 nhóm công việc mà CEO phải làm: Choosing the right things to do and Execute that.

Choosing the right things to do is making decision. Việc điều hành kinh doanh tương tự như lái xe trong đêm.

  1. Bạn cần xác định nơi cần đến
  2. Trên quãng đường dài thì cần có bản đồ
  3. Trên quãng đường ngắn thì cần có đèn
  4. Lái xe là việc chiếm nhiều thời gian và sức lực nhất, nhưng nó chưa hẳn là công việc quan trọng nhất

Có khi bạn đang ở nơi bạn cần đến, nên không cần phải lái đi đâu cả. Khi bạn biết đường đi nhiều rủi ro tai nạn, có khi bạn sẽ cân nhắc không đi (vì việc đến nơi không quan trọng bằng rủi ro bỏ mạng) hoặc tìm phương thức khác.

Quá trình ra quyết định

  • Understand problem
  • Problem solving: Form multiple options and weight
  • Plan/ Action/ Review

Việc ra quyết định đúng đòi hỏi dành thời gian để suy nghĩ, phương pháp tư duy đúng và dữ liệu liên quan:

Thời gian để suy nghĩ tốn nguồn lực, công sức, nên đôi khi quy trình ra quyết định bị nhảy cóc. Người ra quyết định dựa vào bản năng và kinh nghiệm hẹp cá nhân. Để lao đầu ngay vào việc thực hiện.

Phương pháp tư duy

Bạn cần xác định phương pháp tư duy trước khi tư duy và tìm dữ liệu đầu vào cho quá trình ra quyết định. Phương pháp tư duy là phương pháp đặt nhiều câu hỏi liên quan (set of integrated questions) theo hệ thống.

Có những phương pháp tư duy mình hay áp dụng:

Top-down: Đi từ tổng quát đến chi tiết

Bottom-up: Đi từ chi tiết lên tổng thể

Holistic/ Big Picture (bức tranh tổng thể là gì) => Issue Tree with MECE (Tất cả vấn đề là gì, từ đâu, dẫn đến kết quả gì) => Parento Analysis (Những điều gì quan trọng nhất, thứ tự ưu tiên)

Cost vs Benefit

Tư duy phân tích: Bóc tách chia nhỏ vấn đề, để hiểu rõ bản chất và xác định lại tính đúng đắn của vấn đề. Xác định các vấn đề nhỏ bên trong vấn đề chính. Tìm kiếm các lớp vấn đề đằng sau vấn đề.

Tư duy tổng hợp (Synectics): Tư duy tổng hợp là một quá trình phát hiện ra các mối liên hệ làm thống nhất các bộ phận mà tưởng chừng như chúng là tách biệt. Đây là phương thức ghép đặt các sự kiện lại với nhau để mở ra một tầm nhìn mới cho tất cả các loại vấn đề. Synetics giúp giải quyết tốt các vấn đề có sự đối lập, mâu thuẩn.

Dữ liệu – Nguyên liệu cho ra quyết định

Dữ liệu định tính (Who, what, how much)

Dữ liệu định lượng (Why, How)

Dữ liệu là nguyên liệu giúp ta điền vào bộ khung phương pháp tư duy. Mục đích duy nhất của dữ liệu là giúp ta trả lời các câu hỏi.

Do đó, khi chưa có câu hỏi thì không quá tập trung tìm dữ liệu, nhất là dữ liệu định lượng.

Dữ liệu giúp ta trả lời câu hỏi. Từ đó ta có insight. Nên ta ưu tiên insight hơn dữ liệu. Giả sử khi dữ liệu đạt một mức độ nhất định, đủ để có insight, thì ta không cần cố hoàn hảo dữ liệu.

Dữ liệu như chiếc đèn trong đêm, không có đèn thì có map cũng vô nghĩa.

3 điều sai lầm trong quá trình ra quyết định

  1. Quá chú trọng vào quyết định riêng lẻ

Chuỗi quyết định quan trọng hơn các quyết định riêng lẻ

Trong kinh doanh cũng như cuộc sống, 1 quyết định riêng lẻ không quá quan trọng như ta nghĩ. Business hay sự nghiệp được định hình bởi Strategy (a set of integrated choices).

Giả sử bạn theo đổi con đường kinh doanh về mảng giáo dục. Năm đầu, bạn làm sales, năm 2 bạn làm giáo viên, năm 3 bạn,…. từng năm riêng lẻ bạn đi có thể “lệch hướng” nhưng chỉ cần khi kết nối tổng thể lại giúp bạn theo đuổi cái bạn muốn. Năm đầu bạn thất bại, bạn học bài học, bạn quay lại đúng hướng. Năm 2 bạn làm trái ngành để học kỹ năng bổ trợ. Nếu nhìn riêng lẻ từng năm rời rạc thì nó chẳng ra gì, thậm chí đi lùi (thất bại) nhưng khi bạn kết nối lại thì tổng thể là 1 con đường đi lên (nếu có chiến lược).

Việc bạn ra 1 quyết định riêng lẻ trong kinh doanh, ví dụ sa thảy 1 nhân sự thông thường, hay mở thêm 1 cửa hàng trong chuỗi sẽ không thực sự quá quan trọng bằng việc đặt từng quyết định riêng lẻ này vào 1 set những quyết định. A set of integrated choices sẽ tạo ra sự thay đổi cộng hưởng đáng kể, thậm chí trong set đó có 1 quyết định sai.

2. Quy trình ra quyết định bài bản là không cần thiết

Quy trình ra quyết định bài bản tốn thời gian, tốn nguồn lực nhân sự. Đòi hỏi phải làm nhiều thứ, đưa ra nhiều phương án, phân tích, đánh giá. Rủi ro là bạn bỏ lỡ cơ hội.

Với những việc nhỏ, việc thử sai tiêu tốn nguồn lực không đáng kể, bạn cũng nên rút ngắn thời gian ra quyết định còn vài phút. Dù sao, có ít vẫn hơn không.

Với những việc tốn nhiều nguồn lực, chi phí, thời gian để thực hiện, bạn trả 1 cái giá là công sức ngồi ra quyết định bài bản, chỉ đổi lấy 1 thứ là giảm xác suất thất bại xuống đáng kể. Với công ty nhỏ, bạn chỉ được phép sai vài lần. Với sự nghiệp, đôi khi cái giá của thất bại là không nhỏ. Do đó, không phải việc nào cũng nên để bản năng và kinh nghiệm cá nhân dẫn dắt trong quá trình ra quyết định.

3. Thất bại một cách có ý nghĩa

Khi bạn ra quyết định, bạn cũng nên lường trước là sẽ có rủi ro thất bại và có phương án được chuẩn bị trước nếu thất bại xảy ra để giảm thiểu thiệt hại do thất bại. Còn tốt hơn, là tránh những nguyên nhân dẫn tới thất bại.

Thậm chí, nếu thất bại xảy ra, điều đó cũng mang lại cho ta giá trị. Đó chính là bài học để lần sau cải thiện. Bài học này được trả học phí là chi phí của thất bại. Bài học này rất đáng giá, do đó cần tích cực học và trân trọng bài học này.