My perspective on BCG Classics Revisited: The Experience Curve

BCG’s founder, Bruce Henderson đã để lại 4 “Signature” concepts về chiến lược kinh doanh. Dù rằng 4 bí kíp này được phổ cập rất nhiều vào những năm 1980 đến 2010, ngày này, các bí kiếp này không còn được đánh giá cao nửa, do đó, cũng bớt phổ biến dần.

Ngoài lề chút xíu, nếu các bạn có đọc qua truyện “Tiếu Ngạo Giang Hồ”, bạn sẽ nghe đến tuyệt chiêu kiếm pháp chân truyền mà Thánh Kiếm truyền lại cho Phong Thanh Dương, eventually truyền đến Lệnh Hồ Xung. Tuyệt chiêu kiếm pháp này đã giúp Thánh Kiếm, Phong Thanh Dương và cả Lệnh Hồ Xung gần như bất bại: “Độc Cô Cửu Kiếm”. Điều ngạc nhiên của Độc Cô Cửu Kiếm chính là dùng dùng vô chiêu thắng hữu chiêu. Chiêu thức là chết, chỉ có tư duy biến đổi là sống.

Lúc mình còn là sinh viên, mình rất thích các Framework, Model vì nhiều người dùng nó, vì nó hay ho, và có vẻ sang chảnh khi dùng. Đến khi hiểu sâu hơn, mình thấy rằng mỗi Framework hay Model chỉ work với một số case nhất định, với các giả định nhất định. Do đó, các cao thủ khi dùng Framework hay model đều customize/ tùy biến cho phù hợp. Cao thủ thượng thừa thì không dùng Framework hay model, mà họ hiểu bản chất để từ đó sáng tạo ra phương pháp giải quyết vấn đề phù hợp tình huống thực tế nhất.

Điều quan trọng khi học Framwwork là bạn học sự tư duy đằng sau Framework để biết cách tạo ra Framework mới cho chính bạn để giải quyết chính xác vấn đề cụ thể bạn gặp phải.

The Mr. MECE

Trở về Tứ Đại Di Sản của ông Bruce Henderson, 4 di sản đó là:
1. The Rule of Three and Four
2. The Experience Curve
3. Time-Based Competition
4. The Growth Share Matrix

4 Model này nếu bạn không hiểu bản chất, sẽ thấy chúng khác nhau, và có thể consider nó là lỗi thời ở thời đại 2020, mọi thứ thay đổi quá nhanh. Theo góc nhìn của mình:
(i) 4 Framework này bản chất là 1, nhưng ở những dạng khác nhau
(ii) Chiêu thức lỗi thời, nhưng tâm pháp thì không

Trong phạm vi bài viết này, mình chỉ đề cập “The Experience Curve” nên sẽ chỉ nói về ý (ii). “The Experience Curve” là gì, vui lòng tự Google, mình không thể trình bày đầy đủ, mình cũng không việc gì phải làm thế!

The Experience nói rằng (với giả định công ty chịu học hỏi từ kinh nghiệm) khi công ty ĐÃ sản xuất một số lượng 1 sản phẩm càng lớn => sự học hỏi, tích lũy lợi thế càng nhiều => Chi phí biên sẽ càng giảm. Khi chi phí biên giảm hơn so với đối thủ, đó là lợi thế cạnh tranh về giá. Với công ty trãi qua thời gian càng dài, số lượng sản xuất/bài học càng nhiều => Sản xuất càng rẻ => Càng có lợi thế cạnh tranh về giá.

Vui lòng hiểu đúng, cái experience ở đây đo bằng: accumulated production volume. Accumulate production volume không phải chỉ là quy mô, mà là tổng số lũy kế, nên có thể bị tác động bởi yếu tố thời gian.

Ở 1 góc nhìn khác, nếu cùng quy mô sản xuất, thì thời gian sả xuất càng nhiều => Accumulated volume càng lớn => Giá thành càng rẻ => Càng lợi thế.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với vòng đời sản phẩm ngắn, công nghệ phát triển, internet tốc độ cao phủ sóng toàn cầu, mọi thứ thay đổi chóng mặt. Các công ty Startup trong thời gian ngắn, đã disrupt các công ty khổng lồ. Nhiều công ty to, quy mô lớn, hàng trăm năm kinh nghiệm chết đi hoặc yếu dần, nhường đường cho các công ty non trẻ. Liệu “The Experience Curve” có còn đúng?

Đối với mình, again, chiêu thức thì không còn đúng, nhưng bản chất thì vẫn vậy!

Nào, ta cùng đi tìm bản chất của “The Experience Curve”. The Experience Curve thực chất nói về sự học hỏi, tích lũy của doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị cho khách hàng. Những sự học hỏi/tích lũy/ kinh nghiệm giúp đáp ứng DEMAND của khách hàng tốt hơn.
Đối với khách hàng, họ sẽ chọn sản phẩm nào đáp ứng đúng DEMAND của họ, với lỷ lệ [Giá trị nhận được/Chi phí] là cao nhất.
“The Experience Curve” ra đời vào những năm 1966, để tư vấn cho các công ty sản xuất chíp bán dẫn. Ở thời đó, khách hàng chỉ quan tâm chíp nào mạnh nhất, giá tốt nhất. Để lưu trữ 1 GB dữ liệu, chip nào có giá thành sản xuất thấp hơn, sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn. => Cái giá trị mang lại để đáp ứng Demand của khách hàng chính là tiết kiệm chi phí. Chip nào sản xuất rẻ hơn => Cho phép giá bán rẻ hơn => Đáp ứng DEMAND tốt hơn (Đáp ứng Demand bằng chi phí).

Thập niên 60′2020
Đáp ứngCustomer’s DEMANDCustomer’s DEMAND
Giá trị mang lạiTiết kiệm chi phíNhững thứ khách hàng cần (bao gồm chi phí)
Cách thức đo sự học hỏiAccumulated production volumeAdded Value to Customer
Phương pháp thực hiệnTối ưu hóa để tìm cách giảm chi phí biên (Fulfil Demand = Cut cost)A. Fulfilling Demand
B. Sharping Demand (Creating new demand)

Trước khi cùng đi sâu vào Fulfilling Demand và Sharping Demand, hãy chơi trò này.

Link Game: https://gamevui.vn/ran-va-thang/game

Còn tiếp tục…….

Reference: player.fm/series/bcgperspectives/bcg-classics-revisited-the-experience-curve