Question #3: The role of difficulty? April, 18, 2020

Lúc còn sinh viên năm 2 FTU2, tôi có học qua môn Kinh Tế Vi Mô – theo giáo trình “10 Principles of Economics, Mankiw, Harvard Professor”. Xoay quanh kiến thức Kinh Tế Vi Mô chỉ đơn thuần là 10 nguyên lý simple, but not that easy. Nguyên lý đầu tiên trong 10 nguyên lý này: “People face trade-offs”.

Nguyên lý số 1 này được giải thích đơn giản như sau: Giả định là tài nguyên và nguồn lực trên thế giới là hữu hạn nhưng mong muốn của con người là vô hạn. Do đó, để có được cái này, bạn phải đánh đổi mất đi cái khác.

Tài nguyên là hữu hạn, nhưng mong muốn của cá nhân là vô hạn. Do đó, cần phải cạnh tranh. Sự cạnh tranh thúc đẩy chúng ta tối ưu hóa, sáng tạo cách thức tốt hơn để có được nguồn tài nguyên. Tài nguyên không được chia đều, mà tài nguyên (nên) được phân bổ công bằng.

Đất đai, thực phẩm, tài sản,…là những phần thưởng có giới hạn. Có 2 rào cản: Giá cả (chi phí trực tiếp) và sự khó khăn (một loại chi phí gián tiếp). 2 rào cản nảy khiến cho không phải ai cũng được hưởng phần thường bằng với người khác. Để có phần thưởng, bạn phải trả giá. Giá cả và sự khó khăn là 2 rào cản cần thiết để tài sản được phân bổ công bằng, chứ không phải cà bằng.

1. Giá cả

Khi gặp món đồ “giá cao” mà bạn muốn mua nhưng không mua nổi. Vẫn tồn tại những người khác sẵng sàng mua. Đó đơn giản là bạn không sẵng sàng/ không có khả năng. Bạn không vượt qua được rào cản GIÁ CẢ. Món đồ này xứng đáng với số ít người vượt qua được giới hạn chi phí này.

2. Sự khó khăn

Giả sử: bạn muốn chinh phục một (vài) cô Hoa Hậu. Ai cũng biết là việc này là khó khăn. Không phải chỉ mình bạn muốn. Các doanh nhân thành đạt có đủ điều kiện cũng mong muốn. Các anh chàng đẹp trai, tài giỏi khác cũng mong muốn. Sự khó khăn này là “tiêu chuẩn cần thiết” giúp loại bỏ số đông những người không phù hợp/ không xứng đáng/không đủ điều kiện cho vị trí ít ỏi này.

Một thằng bất tài, xấu xí, bẩn tính chinh phục được Hoa Hậu, đó có phải là “công bằng”?

Trong một công ty lớn tại Việt Nam, với 2000 nhân sự, nhưng chỉ có 1 vị trí CEO (có thể) được trả lương cao nhất. Ai cũng biết trị trí này rất khó để một người bình thường leo lên. Sự khó khăn khi giải quyết vấn đề nhọc nhằn, khủng khoảng. Sự khó khăn về kiến thức, khả năng tư duy. Và nhiều thứ kho khăn nửa. Những khó khăn này là cần thiết. Nó là sự chọn lọc tự nhiên đám đông có “mong muốn”, để chọn ra thiểu số có “năng lực”.

Hàng ngày, có hàng nghìn doanh nghiệp mở ra và cũng hàng nghìn doanh nghiệp đóng cửa. Các doanh nghiệp trong 1 ngành, luôn muốn có nhiều khách hàng nhất, doanh thu lớn nhất, lợi nhuận tốt nhất, sống thọ nhất,… Ai cũng muốn, nhưng không phải ai cũng được. Cái khó là khó chung. Khó với bạn, thì cũng không dễ với thiên hạ.

Khi rào cản càng lớn, khó khăn càng nhiều, thì càng ít người đến được đích. Do đó, phần thưởng sẽ chia cho ít người hơn. Phần của mỗi người sẽ nhiều hơn, có thể là 1 người cuối cùng vượt qua được hết rào cản sẽ nuốt trọn.

Những lĩnh vực mà không có rào cản hay khó khăn gì. Thực chất đó là một loại khó khăn ngầm. Đó chính là việc phần thưởng được chia ra cho quá nhều người. Cuối cùng phần của bạn lại rất nhỏ. Bạn sẽ gặp khó khăn để gain phần thưởng nhiều hơn.