Recap bài phỏng vấn Ms. Dung bên Genesis Venture Capital

Podcast phỏng vấn Ms. Hoang Thi Kim Dung – Genesis Venture Capital được thực hiện bởi Vietcetera. Nghe tại: Spotify: Vietnam Innovators (Tiếng Việt).

Genesia Venture Capital đầu tư mạo hiểm tại Japan, Vietnam, Indonesia

Đã đầu tư tại VN: BuyMed (bán sỉ thuốc online), eDoctor, Homedy, Luxstay, Manabie, Vietcetera, Kamereo (Phân phối nguyên liệu online và siêu thị thực phẩm online).

1/ Làm sao giảm rủi ro?

Quỹ nào cũng cố giảm rủi ro nhiều nhất có thể, suy nghĩ thường xuyên, liên tục, mọi lúc mọi nơi. Nên họ đẻ ra nhiều thước đo, tiêu chuẩn trong quá trình chọn investees để giảm rủi ro startup fail (họ mất tiền).

Bám sát 3 chỉ tiêu:

  • Thị trường đủ lớn, khách hàng có đủ nỗi đau, khách hàng sẵng sàng trả tiền
  • Founder có khả năng nói và làm (*).
  • Business model có đủ sức thuyết phục hay không

(*) Khả năng nói: Founder có khả năng nói để thuyết phục nhân viên, đối tác, khách hàng, thuyết phục những nhà đầu tư round A, B, C để VC thoái vốn.
Sau khi chọn kỹ, VC còn bám kỹ. VC bền bỉ hỗ trợ, giúp đỡ startup lúc khó khăn. Đi theo sát cho đến ngày công ty thành công, để chốt lời.

2/ Quỹ đầu tư đổi mới ra sao?

ROI: Tối ưu hóa nguồn lực, do nguồn lực hữu hạn, và cần ưu tiên nguồn lực cho startups. Đã là đầu tư thì return là ưu tiên số 1. Cho ra hiệu quả tốt nhất. Ví dụ: Dành thời gian cho thứ tự ưu tiên.

Lý do các quỹ có ít người: Các nhân viên là 1 cá nhân đa nhiệm, năng lực lớn, tinh nhuệ. Nuôi ít người vận hành quỹ, ưu tiên nguồn vốn cho các công ty.

3. Sự khác biệt giữa công ty đổi mới thật và “có vẻ” đổi mới?

Hướng tiếp cận khác biệt, giải quyết vấn đề trong thị trường. Tìm được cách thuyết phục người dùng sự đổi mới và yêu thích, sẵng lòng trả tiền. Việc trả tiền cho thấy vấn đề nhức nhối và thực sự giải quyết vấn đề cho người dùng.

4. Quỹ định giá Startup bằng cách nào?

Mô hình định giá: Thiếu sự logic. Vì công ty mới, có ít thông tin lịch sử.

5. Vì sao startup fail?

Lý do chính: Một số không ít Startup chưa có MVP (minimum viable product), đã vội dùng nhiều biện pháp đẩy để tự thuyết phục sản phẩm mình phù hợp nhất với thị trường. MVP tốt có một số Signal như được đón nhận 1 cách Organic, tự nhiên nhất, được referal. Dấu hiệu của MVP chưa tốt nhưng Founder cố dùng biện pháp đẩy: Chạy quảng cáo quá nhiều (tỷ lệ tiền quảng cáo lớn so doanh thu), trả tiền người dùng, subsidize khách hàng. Core value, giá trị thực của sản phẩm chưa đủ tốt, chưa đủ thuyết phục người dùng (Churn rate). Đốt tiền không bền vững. Hết nhiên liệu.

My Note
Một số Founder giải thích với mình rằng do sản phẩm/ dịch vụ của họ quá mới, do đó cần “đốt tiền” để người dùng dùng thử (i) và để đạt economic of scales (ii). Ok fine.
Phản biện: Để phân biệt hàng xịn và hàng rởm: với (i) mình dùng tỷ lệ “Churn Rate” để đánh giá; với (ii) mình dùng chỉ số lợi nhuận cận biên (Marginal Profit = Marginal Revenue – Marginal Cost). Marginal Profit xác định bạn đang trên đường đạt “Economics of Scales” or “Diseconomies of Scale”

6. Làm sao để tránh?

Do chưa tìm được sản phẩm phù hợp. Giả vờ sản phẩm phù hợp. => Tìm sản phẩm phù hợp. OK!!!

Lời khuyên: Hãy khiến cho khách hàng của mình trả thành co-founder cùng phát triển, xây dựng sản phẩm. Thuyết phục, phỏng vấn, lấy tiếng nói chuẩn nhất để phát triển sản phẩm. Họ sẽ refer sản phẩm cho người khác.

Comment:

Mình đã và đang run businesses và exited tạm thành công. Lời khuyên của bạn này rất thiết thực. Đó là nguyên tắc Agility. Nghĩa là bắt đầu bằng MVP (Most viable product – sản phẩm tối thiểu nhất có thể dùng được) rồi ghi nhận feedback từ thực tế, khách hàng rồi upgrade/ invest thêm. Nguyên lý này giúp giảm rủi ro là sản phẩm không phù hợp, tiết kiệm nguồn lực.

Các quỹ đầu tư tuyển toàn người rất giỏi (kinh doanh, phân tích thị trường, tài chính, network rộng lớn, được trả lương cao, thậm chí có kinh nghiệm thành/bại làm startup), nên đừng mơ là các business đốt tiền, làm lĩnh vực trending là “LỪA” được họ đầu tư. No low-hanging fruit in this field.