Agile Way of Working

Trong 2 ngày nghỉ cuối năm trên đảo với bạn bè, mình có học thêm phương pháp quản lý dự án theo cách Agile.

Agile Project Management là phương pháp quản lý dự án được dùng trong ngành sản xuất phần mềm, tương phản với phương pháp Waterfall truyền thống.

Đặc điểm của Agile Ways

  • Bắt đầu bằng MVP (Minimum Viable Product)
  • Cải tiến sản phẩm qua từng vòng lặp (iterations) hay nhiều life circle
  • Với mỗi vòng lặp sẽ có: Thời gian cố định, mục tiêu xác định, phương pháp xác định, nguồn lực xác định. Tương tác nhận feedback từ thị trường, khách hàng. Test thực tế, trãi nghiệm thực tế để xác định những thứ cần cải tiến ở iterations sau.
  • Dù có hoàn thành mục tiêu hay không, khi đến deadline đều phải launch sản phẩm. Có thể không đạt mục tiêu, nhưng bắt buộc launch đúng thời gian.
  • Reset lại hoàn toàn công cụ, nguồn lực, phương pháp sau mỗi iteration. Có thể tận dụng process hoặc dùng process mới hoàn toàn, dùng whatever, miễn là đạt mục tiêu của vòng lặp iteration.
  • Small team work End-to-End

Ưu điểm:

  • Tránh lãng phí nguồn lực cho những thứ không trọng yếu
  • Phù hợp trong điều kiện chưa biết điều gì sẽ thay đổi, xảy ra
  • Nhận feedback, đáp ứng nhu cầu thị trường
  • Tránh dự án kéo dài lê thê cho những task bế tắt
  • Tránh mắc phải sunk cost
  • Bỏ qua sự thành công hay thất bại của quá khứ
  • Tránh tư duy lối mòn quá khứ, mà không thử cách mới

These four aspects highlight the difference between agile and waterfall (or more traditional) approaches to project management:

  • Customer collaboration over contract negotiation;
  • Individuals and interaction over process and tools;
  • Responding to change over following a structured plan;
  • Prototyping/working solutions over comprehensive documentation.

Ứng dụng Agility vào business

https://www.mckinsey.com/business-functions/organization/our-insights/how-to-create-an-agile-organization

https://www.mckinsey.com/business-functions/organization/our-insights/the-journey-to-agile-how-companies-can-become-faster-more-productive-and-more-responsive

Ứng dụng Agility vào vận hành doanh nghiệp không thuộc ngành IT

1. Thực hiện Innovation quy trình theo nguyên tắc Agility

Để thực hiện quy trình/ cách thức mới. Bạn nên thử nghiệm quy trình ở phiên bản giản đơn, lên chính bản thân bạn, phòng ban nhỏ của bạn, 1 vài khách hàng. Mỗi lần tạo quy trình, nâng cấp, thử nghiệm: Bạn cần có deadline (tạm gọi là 1 phase). Đến deadline, dù có hoàn thành hay không, thì cũng phải dừng và review. Sau đó thực hiện lại.

Lý do:
1. Có MVP
2. Có deadline, có sự ngắt nhịp để tránh sa đà.
3. Có review và innovation (cơ chế Agile làm ta buộc phải innovate). Phương pháp truyền thống luôn có chỗ cho sự không innovation.

2. Innovate sản phẩm/ giải pháp của bạn theo nguyên lý Agility

Tạo sản phẩm mới/ dịch vụ mới, thay thế sản phẩm, dịch vụ cũ. Mỗi sản phẩm/ dịch vụ dù thành công đến mấy, cũng có tuổi thọ. Agility làm ta buộc nó có tuổi thọ, và upgarde/ tạo ra new products theo chu kỳ.

3. Tổ chức cấu trúc nhân sự theo nhiệm vụ cần thực hiện, không theo phòng ban

Thay vì có phòng ban: Nhân sự, Marketing, Tài chính, Kinh doanh, phân chia việc hoạt động doanh nghiệp thành nhiều tast nhỏ. Phân bổ nhân sự, thuê ngoài, quản lý, đánh giá hiệu quả để tối ưu hóa việc thực hiện các task này. 

Ví dụ phòng tài chính thực hiện việc báo cáo kế toán, nắm tình hình tài chính và phân bổ ngân sách. Bạn có thể thay bằng tổ hợp các nhân sự: Nhân viên công nghệ (dùng phần mềm quản lý sổ sách kế toán) + Trợ lý CEO (thực hiện xuất data và làm báo cáo tài chính).