Điều thú vị được tìm thấy trong thử thách

Hôm nay tự ngẫm lại những thời gian nào mình thấy vui vẻ nhất trong cuộc sống. Có những lúc thành công, những lúc thất bại, những lúc khó khăn, những lúc chán nản, những lúc tuyệt vọng.

Những lúc mình thấy vui vẻ nhất không hẳn là những lúc kết quả thành công đến. Thành công là 1 quá trình, nên thực sự cũng chẳng có khoảnh khắc thành công.

Ví dụ 1: Lúc nhận kết quả đậu đại học, mình cũng không quá là bất ngờ. Vì đó là kết quả của quá trình mình học từ chương, ôn luyện, làm bài thi,…. mỗi bước đóng góp vào kết quả là đậu kỳ thi đại học.
Ví dụ 2: Lúc kiếm được 1 tỷ đầu tiên, thực ra thời điểm đó cũng không có gì đặt biệt, chỉ là từ 999.5 triệu lên 1 tỷ, tăng 500.000 VND. Mà tài sản phân bổ tùm lum, nên lúc đạt được 1 tỷ lúc nào mình không để ý, lúc thông kê tài sản thì mới biết. Đó là hành trình phần lớn từ 0 -> 999 triệu.
Ví dụ 3: Ở cuối hành trình đạp xe Sài Gòn, Hà Nội, lúc mình đến Hà Nội thì cảm giác cũng không có gì quá đặt biệt. Điều đặt biệt nằm trên hành trình.

Vậy trên hành trình có gì đặt biệt?

Điều đặt biệt xuất hiện cần có chất xúc tác. Chất xúc tác là khó khăn. Khó khăn làm cho ta nổ lực để vượt qua giới hạn. Sự nổ lực này làm ta trở thành phiên bản tốt hơn, mạnh mẽ hơn, trầm lắng hơn, vững chãi hơn.

Sau khi run business với thu nhập đủ để không phải bận tâm cuộc sống thường ngày. Mình sống chill hơn, tầm 1 năm, dù vẫn làm việc, dù vẫn đi du lịch, đọc sách, gặp bạn bè. Nhưng mình cảm thấy cuộc sống quá chán chường. Đó không phải là con người của mình. Đó không phải là cuộc sống mình muốn. Mình không thấy vui khi cứ suốt ngày đi chơi, đi du lịch. NO!

Lúc sống trong hơn 1 năm thoải mái đấy, mình nhớ về những ngày tháng khó khăn.

Lúc sinh viên nghèo khổ, mình nổ lực kinh doanh, làm đủ thứ việc, đi học ké trường RMIT, Đại Học Quốc Tế,…
Lúc đi làm công việc chính thức đầu tiên tại công ty nước ngoài, mình là loser đúng nghĩa. Vị trí ban đầu của mình là Sales Engineer. Mình cold call từng khách hàng, dù họ khó tính hay khó chịu, hẹn gặp từng người khách, đa phần khách hàng từ chối và thô lỗ. Đã thế người tiền nhiệm của mình lại vô trách nhiệm, và những ngày đầu tiên của mình là cùng ảnh để học việc. Nhưng ảnh rủ mình vào quán cafe trong giờ làm việc để…ngủ, rồi báo cáo fake với công ty là đã đi gặp khách hàng. Đã thế điều tồi tệ này là norm trong công ty lúc bấy giờ. Mình không thể chấp nhận vậy. Mình là người ăn học đàng hoàn, mình may mắn có nhiều cơ hội để học hành (ít nhất so với nhiều người có hoàn cảnh bất hạnh hoặc khuyết tật). Mình không muốn là 1 trong số đồng nghiệp, sống vật vờ như thế. Mỗi ngày đi làm, mình lẩm nhẩm trong đầu câu “Don’t go to work, go to change”. Cố thay đổi, từ chính bản thân, từ từng việc nhỏ. Dù có thất bại thì cũng thất bại một cách đáng tự hào. Mình còn nhớ là mình lập 1 quyển sổ nhỏ, tên “Kaizen Note”, mình ghi chép lại, mỗi ngày trôi qua mình đã làm được gì, thất bại gì, thành công gì, điều gì mình có thể làm tốt hơn. Mình thử cách gọi điện khách hàng bằng nhiều cách xem cách nào hiệu quả nhất. Mình nhận ra, rằng mình nên dùng cái tâm, muốn giúp khách hàng, mang đến giải pháp để giúp họ giải quyết vấn đề chứ không đơn thuần là tiếp thị làm phiền họ. Trước khi gọi điện mình tìm hiểu thông tin về công ty khách hàng, tìm người phụ trách, rồi mới giới thiệu giải pháp cho đúng người phụ trách đang có vấn đề cần giải quyết. Từ đây, mỗi khi alo khách hàng và được từ chối, mình cũng vui vẻ và cảm ơn họ. Vì mình muốn mang giải pháp cho họ, muốn giúp họ, họ từ chối chỉ đơn giản là mình chưa tìm ra được vấn đề họ cần giải quyết hoặc họ không phải nhóm đang gặp vấn đề mà mình cần giới thiệu. Từ đấy, mình chia sẽ niềm vui, động lực, ý nghĩa của việc mang lại giải pháp giúp khách hàng cho các đồng nghiệp. Ngày qua ngày, being a good example. Mọi người cảm thấy hiệu quả và dần làm theo. Những nhân viên với vào, họ thích cách làm việc của mình và làm theo. Những người cũ, một số thì adapt theo mình, một số không thích thì nghỉ việc dần. Và đấy là 1 cách chính để mình xây dựng văn hóa làm việc cho chính mình, các bạn đồng nghiệp. Đó là con đường mình leo lên những nấc thang cao hơn của Corporate Ladder.

Trong suốt hành trình làm việc tại Corporate, có những lúc mình rất cô đơn (vì chỉ mình mình tin vào điều đúng), có những lúc chán nản (vì những điều mình tin là đúng chưa mang lại kết quả), có những lúc mệt mỏi (vì sự cố gắng có vẻ là vô vọng), có những lúc mặc cảm (vì mình bắt đầu bằng nghề sales, và mình không tự tin, khi bạn bè cùng khóa làm những việc fancy hơn). Khi bước qua, rồi nhìn lại con đường này, hóa ra mình nhận được nhiều điều quý báo hơn mình nghĩ. Đó là sự respect thầm lặng từ khách hàng, từ đồng nghiệp, và quan trọng nhất là từ chính mình thông qua từng cố gắng nhỏ mình nỗ lực hành động. Ít nhất là mình đã khắc lên 3 năm đi làm Corporate đầu đời của mình nhiều dấu ấn khá chua, nhưng đẹp.

Sau khi nghỉ Corporate, mình là co-founder của công ty chế tạo máy. Mình có đi Singapore một thời gian, gặp bạn bè, đối tác. Rồi quay về Việt Nam đối mặt thực tại là công ty non trẻ của mình đang đối mặt nhiều vấn đề. Lúc đó văn phòng và nhà xưởng nằm chung trong 1 phòng xin được từ trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM khoa Tự Động Hóa. Công ty nhỏ, tầm 8 người, ngồi san sát nhau, làm việc đến khuya. Có những lúc áp lực một cách tuyệt vọng. Hàng ngày mình đi làm khá xa (15 km), thường đi làm bằng xe bus. Lương tượng trưng là 9 triệu (giảm còn 1/5 mức lương quản lý mình từng nhận trước đấy mấy tháng). Năm đầu tiên, công ty mình đạt doanh thu gần 1 triệu USD và có lãi. Công ty đầu tư nhà máy mới tại Bình Dương với nhân sự lên đế 30 người, đầu tư nhiều máy móc gia công chính xác. Chính sự tự mãn đã làm nảy sinh nhiều bất đồng, mình bán cổ phần cho co-founder còn lại và rời công ty.

Sau đấy, mình đi xin việc để quay lại cuộc sống làm Corporate, những vấn đề nảy sinh trong quá trình xin việc, phỏng vấn làm mình nhận ra mình không còn phù hợp cho Coprate nửa, mình start business tiếp theo về mảng kỹ thuật. Mình là Solo Founder. 6 tháng đầu tiên, mình cố gắng tạo ra doanh thu, lợi nhuận dù là rất nhỏ để business tự thân duy trì và trả lương tối thiểu cho mình. Mình không muốn dùng đến tiền bán cổ phần để ăn. Lúc đấy mình hay ra quán cafe ngồi làm việc, thậm chí mình ra Circle K ngồi làm việc, thư viện Tổng Hợp TP.HCM Samsung Hub để ngồi để tiết kiệm chi phí. Rất nhiều khi mình bế tắt, không biết chắc là con đường mình đi có đúng không, business này liệu có tương lại không. 6 tháng tiếp theo, mình thuê 1 phòng trọ (là nhà kho của bạn mình) để làm văn phòng làm việc. Gọi là nhà kho nhưng cũng có quạt, máy lạnh, sạch sẽ, có thể nằm ngủ được, dù thiếu ánh sáng tự nhiên. 6 tháng tiếp theo, mình nâng cấp sang Co-working Space để ngồi làm việc. Và từ từ phát triển lên. Trong suốt quá trình này, thử thách lớn nhất chính là sự bất định (liệu rằng business này có sống lâu không, con đường tiếp theo là gì). Sự bất định làm mình giảm động lực triển khai các kế hoạch kinh doanh. Làm mình mất tinh thần rất nhiều.

Mình đã vượt qua khó khăn này thế nào?

Mình đã thử nhiều cách như đọc sách về kinh doanh, các câu chuyện về điều hành business. Mình nghe Business Podcast. Tìm văn phòng có môi trường làm việc tốt hơn. Xây dựng phương pháp quản lý công việc hiệu quả hơn. Ứng dụng OKRs. Ứng dụng CRM. Ứng dụng Gamification at work. Và cuối cùng là thử thách bản thân bằng đạp xe và chạy bộ.

Những thử thách dẫn ta đến 1 trong 2 kết cục: Bỏ cuộc hoặc Chiến đấu cho đến khi chiến thắng. Nếu thử thách là quan trọng và xứng đáng, việc chiến đấu giúp ta tìm ra cách thức giải quyết vấn đề tốt hơn, trở nên mạnh mẽ hơn, tốt hơn.

Điều mình rút ra là khi có thử thách: Đón chào nó, ôm lấy nó, enjoy nó và xử lý nó. Càng sớm đón nhận thử thách, con đường đến kết quả càng được rút ngắn, cái giá phải trả càng nhỏ.

Thử thách không mang lại niềm hạnh phúc. Thử thách không mang lại những điều đáng nhớ. Thử thách không làm ta mạnh hơn. Chính quá trình đối mặt và giải quyết thử thách mang lại niềm hạnh phúc. Mang lại điều đáng nhớ. Làm ta mạnh hơn.

Bất cứ khi nào thấy buồn chán, để cuộc sống sôi động hơn, mình chủ đích chọn 1 thử thách nào đó và cố gắng chiến thắng nó. Dù thành công hay thất bại, mình cũng cảm thấy cuộc sống thú vị hơn.

Ví dụ: Mình cố phá kỷ lục chạy bộ của chính mình. Cố gắng phá kỷ lục đạp xe. Cố giải 1 bài toán. Đấy cũng là 1 trong nhiều cách mình cảm thấy vui hơn trong cuộc sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *