Những khoảnh khắc đáng nhớ của mình khi xây dựng 1 công ty

Mình đã mở 3 công ty và làm thuê (từ nhân viên lên quản lý) cho 1 tập đoàn của Nhật. Cả 2 nhóm công việc này mình đều nếm trải quả đắng của thất bại và cả niềm vui. Điểm khác biệt của việc run business là mình có những khoảng khắc thú vị riêng:

1. Khoảnh khắc Product-Market Fit

Đó là khoảng khắc business có được tiền thật, real profit đầu tiên, nhận về từ khách hàng và sự hài lòng của khách hàng với giá trị gia tăng sản phẩm mang lại.

Đó là khoảnh khắc Zero to Something, even it is so so small. Khoảng khắc mình biến được ý tưởng trên giấy thành giá trị thực tế.

Đó là khoảnh khắc mình biết được điều đang làm là có giá trị, dù là rất bé. Đó là niềm vui của việc chứng minh the most important hypothesis is right. Là sự an tâm khi biết được thị trường mình đang theo đuổi là có tồn tại.

Đó là good signal để tự tin đi tiếp.

2. Khoảnh khắc đào tạo nhân viên đầu tiên

Business đầu tiên và thứ 2, mình là 1 trong 2 Co-founder. Ở Business thứ 3, mình là Solo founder.

Business đầu tiên và business thứ 3, mình là người tuyển dụng nhân viên đầu tiên. Mình tự soạn mô tả công việc, đưa ra mức lương, mình đăng tin tuyển dụng, mình alo ứng viên, hẹn phỏng vấn, phỏng vấn, soạn bài test,….Nói tóm lại là làm hết, vì không có ai khác làm.

Tuyển thì không khó, khó là làm sao để người ta chịu làm, đào tạo làm được việc => Xây dựng đội ngũ.

Khi tuyển dụng nhân viên đầu tiên, đêm đêm mình gác tay lên trán suy nghĩ rất nhiều (Những yếu tố giúp phát triển và gắn bó nhân viên tốt):

  • Giá trị công việc mang lại có tương xứng lương không, TRẢ LƯƠNG BAO NHIÊU hay mình ráng tự làm vậy? => Việc này liên quan câu hỏi: “Giá trị công ty tạo ra có đủ trả lương không? hay mình chỉ đang lấy công làm lời?”
  • Điều kiện làm việc có ổn không? Mình chịu cực ở văn phòng xấu để giảm chi phí, liệu có nên đổi sang văn phòng tốt hơn? 2 lần mình chuyển văn phòng mới chỉ để dành cho nhân viên đầu tiên.
  • Lương thấp thì điều gì sẽ thu hút ứng viên? => Sếp tốt? Học hỏi? Hay cơ hội cùng công ty phát triển lớn mạnh?
  • Văn hóa công ty thế nào?
  • Lộ trình sự nghiệp (Những chức vụ gì, kỹ năng tương ứng nào, chế độ đãi ngộ nào?)
  • Mình sẽ làm gì để quản lý nhân viên tốt? (Công cụ và phương pháp gì?)

Khi tuyển dụng nhân viên đầu tiên, mình nhận ra những vấn đề trên cũng không nhất định phải có hết. Chỉ cần làm thật xuất sắc 1 trong số những cái trên.

Điều làm mình vỡ lẽ ra chính là khi tuyển dụng thành công, công ty sẽ có được:

  1. Chuyên môn hóa: Những người làm tốt hơn chính mình làm. Họ có những khả năng đặt biệt, để hoàn thành 1 nhóm công việc tốt hơn, hiệu quả hơn.
  2. Sự liên tục và ổn định: Các nhân viên làm nên 1 cỗ máy hoạt động liên tục. Không như trước đây, mình tự làm thì lúc làm nhiều, lúc làm ít.
  3. Innovation: Mình thoát ra khỏi công việc hàng ngày (1 phần), để dành thời gian cho định hướng, chiến lược, cải tiến. Trước đây, khi thực hiện 1 dự án cải tiến, mình thường không thể toàn tâm để hoàn thành. Nhưng khi có nhân sự, mình có nhân sự giúp cùng mình thực thi những dự án cải tiến.
  4. Scalable: Nhiều bộ nảo cùng làm, nhiều ý tưởng hơn. Thực thi ở quy mô lớn hơn. Nếu đảm bảo chi phí biên>Doanh thu biên => Càng tuyển dụng lợi nhuận càng lớn.

Làm việc với con người tương đối phức tạp:

  • Con người dễ thay đổi, lúc vui, lúc buồn, có khi lý trí và có khi phi lý trí
  • Khi tiến bộ thì đòi tăng lương
  • Không nhanh nhạy thì không được việc, nhanh nhạy thì hay phát sinh rủi ro
  • Con người quan trọng hơn hệ thống, nhưng vẫn cần hệ thống để theo (80%)
  • Con người quan trọng hơn công cụ, nhưng vẫn cần công cụ để con người phát huy tối đa năng lực (tài sản, thương hiệu, năng lực cạnh tranh của công ty, tài sản hữu hình, vô hình, hệ thống ERP, CRM)
  • Để có 1 nhân viên tốt, phải trả giá (làm sai, làm chất lượng thấp hơn mình tự làm, đang làm thì tự nghỉ) và đầu tư (lương, thời gian cầm tay chỉ việc, chi phí quản lý, chi phí văn phòng,….) Đưa ra ngân sách, sẵn sàng chấp nhập rủi ro mất đi khoản tiền này.
  • Nhân viên không có tinh thần làm chủ, công ty mãi nghèo!

3. Khoảnh khắc tách biệt chủ sở hữu và làm thuê

Khi công ty đã có 1 vài nhân viên và doanh thu tương đối, thị trường và business model đã được test, tỷ lệ khách hàng quay lại ủng hộ cao. Khi đấy công ty được mình đánh dấu là passed, ok đi tiếp. Mình cần biến nó thành 1 thực thể độc lập. Nghĩa là mình tách công ty ra khỏi chính mình (dù mình vẫn điều hành).

Bước đầu tiên, cho công ty độc lập về tài chính. Công ty cần có bảng cân đối kế toán (Tài sản, nợ, vốn chủ) và Income Statement (doanh thu, chi phí, lợi nhuận).

Nghĩa là sao?

Ở giai đoạn đầu, mình chưa hạch toán lương cá nhân của mình. Bây giờ, mình tính lương cho cá nhân (đúng theo thị trường), để ra báo cáo lãi lổ.
Ở giao đoạn đầu tài sản của công ty là tài sản cá nhân. Khi tách biệt, tài sản công ty, tiền của công ty là riêng, hạch toán kiểm kê đầy đủ.

Vì sao cần làm vậy?

Dù mình là owner 100% cổ phần, nhưng công ty tạo nên bởi nhiều người cùng phấn đấu. Mọi nhân viên sẽ cùng mục tiêu chung là tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của công ty, không phải chỉ là làm giàu cho riêng cá nhân mình. Khi tách bạch công ty, mình có thể dễ dàng chia sẽ lợi nhuận cho nhân viên tùy theo đóng góp.

Thậm chí, nếu lổ ở giai đoạn đầu, thì bạn cũng nên hạch toán lương cá nhân đầy đủ. Để bạn có dữ liệu chính xác là công ty đã lổ lũy kế bao nhiêu, sẽ có thể lổ thêm bao nhiêu. Hiện đang lổ biến phí hay lổ định phí.