Five times I change the status quo in my life

1/ Flunking high school student to straight A student

Từ lớp 1 đến lớp 6, mình luôn là học sinh trung bình, dù rằng luôn mong là được xếp loại giỏi và lãnh thưởng như bạn bè. Hơn nửa, dù rằng được xếp vào cái lớp hạng bét, cũng 1 trường bình thường ở tỉnh lẻ, mà vẫn xếp hạng thấp. Cụ thể, ở huyện có nhiều trường trung học, trường mình học là trường khá kém. Trong trường, mỗi khối gồm 7 lớp, cũ thể là từ lớp 6_1 đến lớp 6_7, xếp theo khả năng học tăng từ 1 đến 7. Mình học lớp 6_1, chơi chung bạn bè xung quanh cũng toàn những đứa học dốt, được cái đi chơi nhiều, tuổi thơ dữ dội.

Năm lớp 6, trong lớp có 1 thằng bạn thuộc nhóm xuất chúng ngay từ khi còn nhỏ và có track records khủng: nhất trường tiểu học liên tục, đứng đầu bất cứ lớp nào bạn Đ này học. Như 1 ngôi sao trong lớp. Ngôi sao mà mà không dám mơ.

Cuối năm lớp 6, thành tích quá kém. Trước đấy, mình tự nghĩ là mình giỏi, mà do xui nên kết quả kém. Đấy là lần đầu tiên trong đời review chính mình, để biết rằng mình tự huyễn hoặc bản thân. Review rồi nhận ra nguyên nhân là ham chơi, không dành nguồn lực phù hợp. Lần d0a6u2 tiên đánh sập cái tôi che mờ ảo tưởng sức mạnh. Dốt vẫn là dốt.

Có 2 khoảnh khắc làm mình còn nhớ:
1. Cuối năm lớp 6, nhà còn nghèo, mẹ lấy xe đạp chở mình đi tìm thợ hồ để xây nhà. Lúc đó tiền thì ít, mà chi phí thì nhiều. Mình đi cùng, mình nắm rõ chi phí, sự eo hẹp, chật vật. Khoảnh khắc mẹ chở đi về trên chiếc xe đạp cũ, sau khi bàn ngân sách xây nhà, với tâm trạng hoang man. Lúc đó suy nghĩ, chả lẽ mình cam chịu vậy?
2. Cuối năm lớp 6, những đứa học giỏi trong các lớp được mời đi lãnh thưởng, việc tổ chức được diễn ra ở hội trường rất đẹp, mới xây. Dĩ nhiên mình không có trong đó. Nhưng ngày hôm đó, lại là ngày mình đi dọn vệ sinh, cụ thể là đi đổ rác ở sân trường và quét lá. Từ xa xa, vừa quét lá cây vừa nhìn vào. Lúc đó nghĩ, giữa ý định outperform những đứa trong đó và khó khăn cần vượt qua, cái nào mạnh hơn?

Ok, game on. Mình sẽ chơi game này bằng 200% công lực coi sao. Mình nghĩ là sẽ tự học trước, rồi vô năm học lại thì khó gì không giỏi. I work when they play. Hè năm lớp 6, mình mua sách lớp 7, đọc 1 mạch. Sau đó, mua sách lớp 8, lớp 9 đọc nốt. Phần toán, mình học và làm bài tập theo trình tự, kiến thức trước bổ trợ kiến thức sau. Chỉ có môm hóa học 8, 9  là mình không hiểu hết.

Lúc đó mình nhận ra:
1. Việc gì khó mà chia nhỏ, làm có kế hoạch, có trình tự step by step thì việc gì cũng có thể được thực thi.

2. Vược qua định kiến. Lúc đó ai cũng nghĩ là mình không thể học giỏi trong lớp, do bad track records. Thực ra, có thể giẫm đạp lên định kiến, đạp lên common thinking của người khác. Họ sẽ thay đổi suy nghĩ khi đã làm được.

3. Tự thân vận động. Một khi mình muốn làm, chịu làm, có cách làm, thì cái đéo gì làm cũng được. Lúc đó, giáo viên không khuyến khích học trước, phần lớn học sinh lại nghĩ là cần có giáo viên mới học được. Mình lại nghĩ giáo viên thì cũng là người, mà cũng chẳng phải là thành phần xuất chúng tài giỏi thông minh nhất trong xã hội. Do đó, chắc hẳn phải có ai đó bức phá giỏi hơn thầy cô của họ, thì xã hội mới có người giỏi hơn.

4. Sách là 1 vũ khí quan trọng, rẻ tiền và rất hay bị xem thường

Ok. San chơi này là của mình. Sách đã mua, nhạc đã bật. Nhảy thôi.

2/ Sân chơi lớn hơn

Ở dưới tỉnh, hết lớp 9 là thi tuyển vào lớp 10. Có khoảng 12-15 trường Cấp 2 (khoảng 3000 học sinh lớp 9) tổ chức cùng 1 kỳ thi, vào trường điểm. Sau khi cải thiện việc học từ năm lớp 7, mình là 1 trong 4 học sinh của trường Phường 2 lọt vào top 50 học sinh có điểm thi tuyển cao nhất. Top 50 này được học chung 1 lớp, tạm gọi là lớp điểm của trường điểm.

Các bạn trong lớp toàn là quái vật, tạm gọi là ngôi sao học hành của các trường cấp 2. Trung bình chỉ có 3-4 bạn đến từ 1 trường. Tuy nhiên, lúc này trong lớp mỗi người lại giỏi nổi trội 1 món riêng, làm thành phần của lớp rất thú vị.

Lúc này nhận ra: Trong môi trường toàn người giỏi, thì việc giỏi toàn diện là điều không thể. Chỉ có thể chọn 1 mủi nhọn, mình giỏi nhất làm lợi thế của mình. Mà đã là giỏi riêng thì cũng chả có tiêu chuẩn chung khi so với đám đông.

Mình chọn mủi nhọn là vật lý và toán học. Ngay cả mủi nhọn của mình, mà cũng chẳng bằng ai.

Cuối năm lớp 10, mình đứng bét lớp. Học chung đám này rất ngợp thở. Lúc này,  mình chả thể cạnh tranh thành tích học tập. Thôi, ta bỏ game này, chơi game quan trọng hơn: Thi Đại Học.

Lúc đó mình là học sinh ở tỉnh lẻ, mà tỉnh mình có truyền thống học dốt so với các tỉnh khác. Học sinh Miền Bắc, Miền Trung thì hiếu học VL, mình ở Miền Nam, mà là còn ở tỉnh lẻ học dốt so các tỉnh miền Nam. Càng không thể so với dân thành phố, đầu tư mạnh cho việc thi đại học.

Kể từ cuối năm lớp 6, mình nhận ra vai trò của việc lập kế hoạch, đưa ra chiến lược để mang lại cho mình best favor để chiến thắng (quản trị). Nghèo thì cần tiền (business). Học quản trị kinh doanh, còn niềm yêu thích vật lý, toán học thì tạm gác, có tiền thì về già nghiên cứu sau. Chọn Ngoại Thương, là là có ngành Quản Trị Kinh Doanh và điểm đầu vào cao nhất khối A và khối D, mình nghĩ là smart guys sẽ dồn vào đây nhiều. Làm bạn và compete với smart guys thì đời mới sáng hơn được.

Ok, kịch bản cũ. Học trước. Ngoài ra, lần này cần thêm:
1. Đánh có trọng tâm
2. Teamwork
3. Market benchmark

1/ Đánh có trọng tâm: Mình chọn thi 1 trường duy nhất. Thi đúng 1 khối A: Toán, Lý Hóa. Đỡ mất công nghiên cứu nhiều trường, chọn the best. Ok. Ai nói đừng bỏ hết trứng vào 1 rổ, rớt là bể hết. Ok, anh chơi trứng bằng thép, có rớt cả rổ cũng không sợ bể. Chuẩn bị tốt, thi tốt thì lo gì.
2/ Teamwork: Tỉnh mình có truyền thống thi đại học rớt nhiều. Lại không có cơ hội luyện thi như dân thành phố. Ok Fine. Tập hợp các bạn giỏi trong lớp lại, cùng nghiên cứu đề. Thằng giỏi Toán chỉ thằng giỏi Hóa và ngược lại.
3. Market benchmark:
Thời đó tiệm internet bằng đầu mở ra nhiều, mình ra tiệm Net giao lưu Yahoo với các bạn ở Chuyên Hà Tĩnh. Dân Hà Tĩnh thì truyền thống học giống như Brazil đá bóng (thời đó Brazil rất có số má). Giao lưu 1 bạn tên Nam, về sau bạn này học Ngoại Thương Hà Nội, và cũng là top điểm cao thi Đại Học.
Cuối năm lớp 11: Lén gia đình rủ 1 thằng bạn đi lên Sài Gòn mua sách. Nghĩ là mình thua kém dân thành phố, nên phải đọc sách tốt như tụi nó thì cơ hội thắng sẽ cao hơn. Đi thì gia đình không cho. Lần đầu đi 1 mình lên TP. Lúc đó chưa có smartphone như bây giờ, Internet thì là GPRS. Mình và thằng bạn cầm tấm bản đồ giấy để đi 1 vòng thành phố mua sách cũ.
Nghĩ là làm, tiền thì ít, chủ yếu dành để mua sách, nên đem theo cơm theo ăn, 2 chai nước theo uống. 1 bửa cơm ăn tiệm thì cũng bằng 1 cuốn sách rồi.

Cuối cùng thì vượt kỳ vọng, nhóm mình có 1 Á Khoa Ngoại Thương HCM, còn lại là FTU, Đại học Y Dược HCM.

…rảnh viết tiếp…

3/ My first businesses when studying university

Khoảng khắc đáng nhớ: Dắt bộ xe đạp trong mưa.

4/ Corporate ladder

5/ Founding my own companies

Những cách mình đã làm để tăng khả năng innovation công ty của mình

Người cũ việc mới. Người mới cho việc cũ.

Nên giao cho người mới, làm thử việc cũ theo cách mới của họ, dù họ ngu cỡ nào, dù bạn giỏi đến đâu. Mình đã thử deligate 1 bạn intern làm những việc quan trọng mình đang làm, và bạn ấy đã làm bằng cách tốt hơn. Người khác có những năng lực ngoài sự hiểu biết của bạn, và đôi khi bạn dốt hơn bạn nghĩ.

Team đa dạng, khả năng innovate tốt hơn.

Có những việc, mình cho là chuyên môn của mình, mình tin là nó được thực hiện bằng cách đã tối ưu. Nhưng khi mình share task cho những người khác, sự đa dạng mang đến nhũng ý tưởng ngoài sự mong đợi.

Innovation không chỉ có lời, có khi lỗ. Cần chuẩn bị đệm/ budget/ room for innovation.

Nên allocate % doanh thu hoặc 1 ngân sách nhất định cho thử sai. Không thể kỳ vọng là có innovation mà không tốn nguồn lực.

Challenge the status quo

Đặt câu hỏi what 5 lần cho những khái niệm căn bản. Why 5 lần cho những cách làm hiển nhiên.

Nên nằm trong chính công việc hàng giờ của mỗi nhân sự

Innovate nằm trong chính quy trình làm việc. Mọi công việc lặp lại dù là nhỏ nhất cũng nên có điểm RESET, để thử thay đổi khi làm lần 2. Innovation nên nằm trong chính cơ cấu tổ chức, cách diễn ra operation activity.

Innovation is not a feature of your staff. Innovation is how your HR Structure be.

They (staff) must have skin in the games.

Innovation không nên là khẩu hiệu hô hào. Công ty nào ép) nhân viên hô hào về innovation, nơi đó đang gặp vấn đề về thực thi innovate. Innovation không nên được thực hiện bằng sự miễn cưởng, ép buộc. Vì miễn cưởng, ép buộc sẽ chỉ thực hiện trong giai đoạn bạn miễn cưởng. Nơi nào có sự miễn cưởng, nơi đó có sự không phù hợp.

Innovate nên được thực hiện tự nhiên nhất, organic nhất, từ ý định và mong muốn của người thực hiện.

Ví dụ: Chính sách Up or Out.

Bối cảnh: Mình từng làm việc ở 1 tập đoàn Nhật Bản, leo từng bậc corporate ladder. Mình thấy rằng, ở vị trí càng cao, những người này rất “ngại” innovate chính họ, department, công ty. Họ chỉ cần không làm gì quá rủi ro, là có thể hưởng lương tốt. Mình từng tong số đó, do đó mình không muốn chính mình rơi vào “bẫy an toàn” này. Mình càng không muốn công ty mình lập ra lại có cơ chế cho những con người này tồn tại.

Diễn giải:

Peer pressure: Tất cả các nhân sự đều có 1 chu kỳ đánh giá. Sau mỗi chu kỳ (ví dụ 6 tháng), nếu họ không level up, họ sẽ out để người khác ngồi vào vị trí của họ.

Team leader pressure: Mỗi team đều có chu kỳ 6 tháng, để nhân viên trong team chọn ở lại team hay chọn qua team khác. Team leader cũng sẽ có quyền chọn member mới nếu có người giỏi hơn xin vào team. Người team leader sẽ phải nổ lực để thu hút người giỏi bằng cách cố gắng. Các team member sẽ cố gắng, để không bị move qua team khác nếu team của họ tốt, và ngược lại.

Devision pressure: Ban điều hành sẽ outsource 1 dịch vụ tương tự và so sánh hiệu quả với việc tự duy trì 1 devision/ department. Nếu Internal devision/ department performce tệ hơn/ không có cách cải thiện, BOD sẽ tinh gọn/ đuổi bớt và ưu tiên “Devision” thuê ngoài, chỉ để lại key people của Internal Devision để kiểm soát chất lượng dịch vụ thuê ngoài.

Điều kiện cần và đủ cho Innovation diễn ra:

  • Cơ hội thay đổi: Điểm reset (điểm switch/ điểm rethink, điểm transfer nhân sự)
  • Động lực thay đổi: Instant benefit tại điểm reset (lợi ích cho người thực thi ngay tại thời điểm họ có thể thay đổi)

Ví dụ: Innovation ví như thay đổi hành trình xe lửa. Khi chạy trên tuyến đường bình thường, thì có tác động lực cách mấy, cũng khó làm thay đổi hành trình. Cố làm, lệch đường ray còn gây tai nạn.
Nhưng ở điểm “Rail road switch” thì tác động lực nhẹ, đường đi của đoàn tàu sẽ thay đổi.

Recap bài phỏng vấn Ms. Dung bên Genesis Venture Capital

Podcast phỏng vấn Ms. Hoang Thi Kim Dung – Genesis Venture Capital được thực hiện bởi Vietcetera. Nghe tại: Spotify: Vietnam Innovators (Tiếng Việt).

Genesia Venture Capital đầu tư mạo hiểm tại Japan, Vietnam, Indonesia

Đã đầu tư tại VN: BuyMed (bán sỉ thuốc online), eDoctor, Homedy, Luxstay, Manabie, Vietcetera, Kamereo (Phân phối nguyên liệu online và siêu thị thực phẩm online).

1/ Làm sao giảm rủi ro?

Quỹ nào cũng cố giảm rủi ro nhiều nhất có thể, suy nghĩ thường xuyên, liên tục, mọi lúc mọi nơi. Nên họ đẻ ra nhiều thước đo, tiêu chuẩn trong quá trình chọn investees để giảm rủi ro startup fail (họ mất tiền).

Bám sát 3 chỉ tiêu:

  • Thị trường đủ lớn, khách hàng có đủ nỗi đau, khách hàng sẵng sàng trả tiền
  • Founder có khả năng nói và làm (*).
  • Business model có đủ sức thuyết phục hay không

(*) Khả năng nói: Founder có khả năng nói để thuyết phục nhân viên, đối tác, khách hàng, thuyết phục những nhà đầu tư round A, B, C để VC thoái vốn.
Sau khi chọn kỹ, VC còn bám kỹ. VC bền bỉ hỗ trợ, giúp đỡ startup lúc khó khăn. Đi theo sát cho đến ngày công ty thành công, để chốt lời.

2/ Quỹ đầu tư đổi mới ra sao?

ROI: Tối ưu hóa nguồn lực, do nguồn lực hữu hạn, và cần ưu tiên nguồn lực cho startups. Đã là đầu tư thì return là ưu tiên số 1. Cho ra hiệu quả tốt nhất. Ví dụ: Dành thời gian cho thứ tự ưu tiên.

Lý do các quỹ có ít người: Các nhân viên là 1 cá nhân đa nhiệm, năng lực lớn, tinh nhuệ. Nuôi ít người vận hành quỹ, ưu tiên nguồn vốn cho các công ty.

3. Sự khác biệt giữa công ty đổi mới thật và “có vẻ” đổi mới?

Hướng tiếp cận khác biệt, giải quyết vấn đề trong thị trường. Tìm được cách thuyết phục người dùng sự đổi mới và yêu thích, sẵng lòng trả tiền. Việc trả tiền cho thấy vấn đề nhức nhối và thực sự giải quyết vấn đề cho người dùng.

4. Quỹ định giá Startup bằng cách nào?

Mô hình định giá: Thiếu sự logic. Vì công ty mới, có ít thông tin lịch sử.

5. Vì sao startup fail?

Lý do chính: Một số không ít Startup chưa có MVP (minimum viable product), đã vội dùng nhiều biện pháp đẩy để tự thuyết phục sản phẩm mình phù hợp nhất với thị trường. MVP tốt có một số Signal như được đón nhận 1 cách Organic, tự nhiên nhất, được referal. Dấu hiệu của MVP chưa tốt nhưng Founder cố dùng biện pháp đẩy: Chạy quảng cáo quá nhiều (tỷ lệ tiền quảng cáo lớn so doanh thu), trả tiền người dùng, subsidize khách hàng. Core value, giá trị thực của sản phẩm chưa đủ tốt, chưa đủ thuyết phục người dùng (Churn rate). Đốt tiền không bền vững. Hết nhiên liệu.

My Note
Một số Founder giải thích với mình rằng do sản phẩm/ dịch vụ của họ quá mới, do đó cần “đốt tiền” để người dùng dùng thử (i) và để đạt economic of scales (ii). Ok fine.
Phản biện: Để phân biệt hàng xịn và hàng rởm: với (i) mình dùng tỷ lệ “Churn Rate” để đánh giá; với (ii) mình dùng chỉ số lợi nhuận cận biên (Marginal Profit = Marginal Revenue – Marginal Cost). Marginal Profit xác định bạn đang trên đường đạt “Economics of Scales” or “Diseconomies of Scale”

6. Làm sao để tránh?

Do chưa tìm được sản phẩm phù hợp. Giả vờ sản phẩm phù hợp. => Tìm sản phẩm phù hợp. OK!!!

Lời khuyên: Hãy khiến cho khách hàng của mình trả thành co-founder cùng phát triển, xây dựng sản phẩm. Thuyết phục, phỏng vấn, lấy tiếng nói chuẩn nhất để phát triển sản phẩm. Họ sẽ refer sản phẩm cho người khác.

Comment:

Mình đã và đang run businesses và exited tạm thành công. Lời khuyên của bạn này rất thiết thực. Đó là nguyên tắc Agility. Nghĩa là bắt đầu bằng MVP (Most viable product – sản phẩm tối thiểu nhất có thể dùng được) rồi ghi nhận feedback từ thực tế, khách hàng rồi upgrade/ invest thêm. Nguyên lý này giúp giảm rủi ro là sản phẩm không phù hợp, tiết kiệm nguồn lực.

Các quỹ đầu tư tuyển toàn người rất giỏi (kinh doanh, phân tích thị trường, tài chính, network rộng lớn, được trả lương cao, thậm chí có kinh nghiệm thành/bại làm startup), nên đừng mơ là các business đốt tiền, làm lĩnh vực trending là “LỪA” được họ đầu tư. No low-hanging fruit in this field.

[Part 3] In tiền có gây lạm phát hay không?

Lạm phát là khi cần nhiều đơn vị tiền tệ hơn để mua cùng 1 đơn vị hàng hóa. Cụ thể hơn là khi [cung tiền] và [tốc độ lưu thông tiền] vượt quá sự gia tăng lượng hàng hóa.

Theo trường phái tiền tệ:

M.V = P.Q = GDP = Total Money

M: Tổng lượng tiền tệ (Money Supply)
V: Tốc độ lưu thông
P: Giá cả (% tăng P sau mỗi năm là lạm phát)
Q: Lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp
GDP: Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra = Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ

Tổng cung tiền tệ:
M0: Tổng lượng tiền mặt vật lý.
Đây là lượng tiền tệ mà nhà nước phát hành gồm tiền xu và tiền giấy.
M1: Tiền vật lí + Tiền trong thẻ ATM
Cụ thể là tiền mặt và tiền xu, tiền gửi không kì hạn, séc du lịch, tiền trong tài khoản có thể rút bất cứ lúc nào mà không chịu thiệt gì và tài khoản lệnh rút tiền khả nhượng (NOW)
M2: Tiền vật lý + Tiền ATM + Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng
M3: M2 + Trái phiếu, giấy tờ có giá, giấy hứa trả nợ, những giấy tờ có tính thánh khoản kém hơn (không thể rút liền, hoặc khi rút sớm sẽ bị giảm giá trị)

Ở tình huống lý tưởng, tốc độ lưu thông tiền tệ chính là số nhân tiền tệ.

Có các tính huống:

Khi ngân hàng trung ương in thêm tiền tệ 1 lượng 10% lượng tiền hiện tại => M tăng 10%.

TH1: Tốc độ lưu thông không đổi (V constant), Lượng hàng hóa bán ra tăng 10% (Q tăng 10%).
=> P giữ nguyên, lạm phát = 0.

TH2: Lượng hàng hóa tiêu thụ không đổi (Q constant), nền kinh tế trì trệ, tốc độ lưu thông giảm 10% (V giảm 10%).
=> P giữ nguyên, lạm phát = 0.

[Part 2] Lời hứa của chính phủ – Cơ chế phát hành tiền tệ

Ngân hàng nhà nước (Ngân hàng trung ương) là cơ quan duy nhất có chức năng phát hành thêm (in tiền) hoặc thu hồi tiền.

Cục ngân khố (Treasury Department) là cơ quan quản lý thu thuế, chi tiêu đầu tư chính phủ và vay vốn.

Chính phủ không in tiền tệ, chính phủ không phát hành tiền tệ.

Chính phủ có nguồn thu: thuế, bán tài sản, thoái vốn cổ phần doanh nghiệp,…. Chính phủ phải chi để trang trãi chi phí vận hành và đầu tư công.

Có 2 tình huống, Khi chi > thu, gọi là thâm hụt ngân sách, hoặc khi cuối kỳ thì tiền mới về nhưng đầu kỳ cần chi. Lúc này chính phủ sẽ vay từ 3 nguồn.
1. Ngân hàng trung ương
2. Vay từ các tổ chức tín dụng (Bằng hình thức phát hành trái phiếu)
3. Từ nước ngoài (Ví dụ vốn ODA)

Chính phủ không tự ý in tiền để xài. Chính phủ vay và cam kết trả lại, kèm lãi, kỳ hạn, nguồn thu để trả lãi.

Ngân hàng trung ương in tiền, tiền được in đảm bảo bằng cái gì?

[Part 1] Tiền là gì?

Gần đây, tôi có đọc 1 Post của anh Nguyễn Chí Hiếu CFA đặt vấn đề về giá trị tiền tệ của đồng tiền mã hóa. Việc này gợi lại cho tôi nhiều kiến thức về đồng tiền mà ta đang sử dụng, do đó Series 3 bài viết Hiểu về Tiền Ra Đời.

Trong Tiếng Việt, từ “tiền” thường dùng với 2 hàm nghĩa “Money” và “Currency”. Trong Post này, tôi tạm gọi “tiền” cho ý nghĩa “Money” và “đồng tiền” cho “Currency”.

Money is intangible in nature which means that it cannot be felt or touched, and it cannot be smelled however in terms of numbers the importance of money is paramount and impeccable. It is a store of value and the value increase as the money amount increases. On the other hand, Currency is a tangible concept as it can be felt, touched, and has physical value, the currency is a medium of exchange and it is not a store of value. Currency is mostly used in international transactions and trade between the two countries. (i)

money
whatever serves society in four functions: as a medium of exchange, a store of value, a unit of account, and a standard of deferred payment. (ii)

Tiền (Money) có 4 chức năng (functions): Trung gian trao đổi, lưu trữ giá trị, đơn vị đo lường, tiêu chuẩn để thanh toán sau (mua thiếu, khi đến kỳ hạn, mới được lưu thông). (iii)

Tiền là đại diện của tài sản thực tế, tiền có giá trị thực.

Tiền tệ (Currency) là 1 tờ giấy hoặc đồng xu (paper or digital) thể hiện một lời hứa của chính phủ.

Tiền có hình thái mạnh/ yếu tùy thuộc vào 4 chức năng ở trên. Vàng hoặc giấy tờ có giá cũng là 1 hình thái của tiền. Tiền giấy có tính thanh khoản cao hơn vàng (trung gian trao đổi), nhưng tiền giấy lại yếu hơn vàng về khả năng lưu trữ giá trị.

So sánh tiền và tiền tệ:

MoneyCurrency
Money can be a store of value and it is intangible in natureCurrency cannot be a store of value although it is always tangible in nature
Money refers to the actual value of goods or services that are traded forCurrency is just a medium that we keep in our pockets to increase our purchasing power and to make day to day payments in our lives
Money has intrinsic valueCurrency does not have intrinsic value
The value of any goods or services can be derived in the form of money and it can be quoted in a certain currencyValue of any goods or services cannot be derived with the help of a certain currency as it is just a medium of exchange and not a measure of value
Money can perform various functions and it has it’s own importance in any economyCurrency is any form of money that is circulated in public

Tiền có mất giá?

Tiền có thể hiểu là đại diện cho tổng tài sản thực tế của xã hội tạo ra và sử dụng. Khi tổng tài sản không đổi, dù Ngân Hàng Trung Ương có in thêm bao nhiêu tiền tệ (Currency) thì tiền cũng không mất giá. Khi có nhiều đơn vị tiền tệ (tờ tiền) được in ra, đó chỉ là giá trị của hàng hóa tương ứng với nhiều đơn vị tiền tệ hơn thôi.

Tóm lại, tiền không mất giá, chỉ có tiền tệ mất giá.

Nguồn trích dẫn:
(i) https://www.educba.com/money-vs-currency/
(ii) https://opentextbc.ca/principlesofeconomics/chapter/27-1-defining-money-by-its-functions/#:~:text=whatever%20serves%20society%20in%20four,a%20standard%20of%20deferred%20payment.
(iii) https://hoatieu.vn/cac-chuc-nang-cua-tien-te-va-quy-luat-luu-thong-tien-te-122561

Agile Way of Working

Trong 2 ngày nghỉ cuối năm trên đảo với bạn bè, mình có học thêm phương pháp quản lý dự án theo cách Agile.

Agile Project Management là phương pháp quản lý dự án được dùng trong ngành sản xuất phần mềm, tương phản với phương pháp Waterfall truyền thống.

Đặc điểm của Agile Ways

  • Bắt đầu bằng MVP (Minimum Viable Product)
  • Cải tiến sản phẩm qua từng vòng lặp (iterations) hay nhiều life circle
  • Với mỗi vòng lặp sẽ có: Thời gian cố định, mục tiêu xác định, phương pháp xác định, nguồn lực xác định. Tương tác nhận feedback từ thị trường, khách hàng. Test thực tế, trãi nghiệm thực tế để xác định những thứ cần cải tiến ở iterations sau.
  • Dù có hoàn thành mục tiêu hay không, khi đến deadline đều phải launch sản phẩm. Có thể không đạt mục tiêu, nhưng bắt buộc launch đúng thời gian.
  • Reset lại hoàn toàn công cụ, nguồn lực, phương pháp sau mỗi iteration. Có thể tận dụng process hoặc dùng process mới hoàn toàn, dùng whatever, miễn là đạt mục tiêu của vòng lặp iteration.
  • Small team work End-to-End

Ưu điểm:

  • Tránh lãng phí nguồn lực cho những thứ không trọng yếu
  • Phù hợp trong điều kiện chưa biết điều gì sẽ thay đổi, xảy ra
  • Nhận feedback, đáp ứng nhu cầu thị trường
  • Tránh dự án kéo dài lê thê cho những task bế tắt
  • Tránh mắc phải sunk cost
  • Bỏ qua sự thành công hay thất bại của quá khứ
  • Tránh tư duy lối mòn quá khứ, mà không thử cách mới

These four aspects highlight the difference between agile and waterfall (or more traditional) approaches to project management:

  • Customer collaboration over contract negotiation;
  • Individuals and interaction over process and tools;
  • Responding to change over following a structured plan;
  • Prototyping/working solutions over comprehensive documentation.

Ứng dụng Agility vào business

https://www.mckinsey.com/business-functions/organization/our-insights/how-to-create-an-agile-organization

https://www.mckinsey.com/business-functions/organization/our-insights/the-journey-to-agile-how-companies-can-become-faster-more-productive-and-more-responsive

Ứng dụng Agility vào vận hành doanh nghiệp không thuộc ngành IT

1. Thực hiện Innovation quy trình theo nguyên tắc Agility

Để thực hiện quy trình/ cách thức mới. Bạn nên thử nghiệm quy trình ở phiên bản giản đơn, lên chính bản thân bạn, phòng ban nhỏ của bạn, 1 vài khách hàng. Mỗi lần tạo quy trình, nâng cấp, thử nghiệm: Bạn cần có deadline (tạm gọi là 1 phase). Đến deadline, dù có hoàn thành hay không, thì cũng phải dừng và review. Sau đó thực hiện lại.

Lý do:
1. Có MVP
2. Có deadline, có sự ngắt nhịp để tránh sa đà.
3. Có review và innovation (cơ chế Agile làm ta buộc phải innovate). Phương pháp truyền thống luôn có chỗ cho sự không innovation.

2. Innovate sản phẩm/ giải pháp của bạn theo nguyên lý Agility

Tạo sản phẩm mới/ dịch vụ mới, thay thế sản phẩm, dịch vụ cũ. Mỗi sản phẩm/ dịch vụ dù thành công đến mấy, cũng có tuổi thọ. Agility làm ta buộc nó có tuổi thọ, và upgarde/ tạo ra new products theo chu kỳ.

3. Tổ chức cấu trúc nhân sự theo nhiệm vụ cần thực hiện, không theo phòng ban

Thay vì có phòng ban: Nhân sự, Marketing, Tài chính, Kinh doanh, phân chia việc hoạt động doanh nghiệp thành nhiều tast nhỏ. Phân bổ nhân sự, thuê ngoài, quản lý, đánh giá hiệu quả để tối ưu hóa việc thực hiện các task này. 

Ví dụ phòng tài chính thực hiện việc báo cáo kế toán, nắm tình hình tài chính và phân bổ ngân sách. Bạn có thể thay bằng tổ hợp các nhân sự: Nhân viên công nghệ (dùng phần mềm quản lý sổ sách kế toán) + Trợ lý CEO (thực hiện xuất data và làm báo cáo tài chính).

Jeffrey Preston Bezos

Jeffrey Preston Bezos

  • #0 born January 12, 1964
  • #22 graduated Princeton in 1986 with a degree in electrical engineering and computer science
  • #22 he was offered jobs at Intel, Bell Labs, and Andersen Consulting. He chooses Fitel, a fintech telecommunications start-up.
  • #24 transitioned into the banking industry when he became a product manager at Bankers Trust in 1988
  • #26 joining the New York investment bank David .E. Shaw & Co. with a strong emphasis on mathematical modelling, in 1990. In 1990, Bezos became D.E. Shaw’s youngest vice president.
  • #30 started online bookstore on July 5, 1994. He accepted an estimated $300,000 from his parents and invested in Amazon. He warned many early investors that there was a 70% chance that Amazon would fail or go bankrupt.
  • #31 Amazon sold its first book in July 1995
  • #33 IPO in 1997 with $54 million raised
  • #34 selling music and videos in 1998
  • #35 began operations internationally by acquiring online sellers of books in United Kingdom and Germany in late 1998
  • #36 Bezos borrowed $2 billion from banks, as its cash balances dipped to only $350 million in 2000
  • #37 Bezos founded Blue Origin, a human spaceflight startup company in September 2000
  • #38 Bezos led Amazon to launch Amazon Web Services in 2002
  • #39 financial distress when revenues stagnated. After the company nearly went bankrupt, he closed distribution centers and laid off 14% of the Amazon workforce in late 2002
  • #40 Amazon rebounded from financial instability and turned a profit of $400 million in 2003
  • #43 Bezos launched the Amazon Kindle in November 2007
  • #44 On January 31, 2008, Amazon announced to buy Audible for about $300 million. The deal closed in March 2008
  • #49 Bezos secured a $600 million contract with the Central Intelligence Agency (CIA) on behalf of Amazon Web Services in 2013
  • #53 the world’s wealthiest person over $90 billion on July 27, 2017
  • #54 Amazon closed down Junglee.com and the former domain currently redirects to Amazon India in November 2017
  • #54 purchasing Whole Foods Market supermarket chain five years in 2017

[Microeconomic] Dùng đạo hàm chứng minh cực trị hàm chi phí và doanh thu bình quân

A. Chứng minh chi phí bình quân (ATC) cực tiểu khi ATC bằng chi phí biên (MC)

Bạn mở cửa hàng bán nước mía.

Chi phí mặt bằng, bàn ghế và dụng cụ mua ban đầu (simply) có thể xem là chi phí cố định (Fixed cost – FC): 10 đồng. Nó được xem là cố định khi bạn bán được nước mía hay không, chi phí này không đổi.

Khi bạn bán 1 ly nước mía (tính một cách đơn giản), bạn mất 2 đồng tiền mía, nước đá,…. cho mỗi ly nước mía bán được. Giả sử bạn bán được 20 ly nước mía, tốn 40 đồng phát sinh. 40 đồng được gọi là biến phí (Variable Cost- VC).

x: Sản lượng (số ly nước mía)
y: Tổn chi phí

Hàm tổng chi phí sẽ là y = 2x + 10

Chi phí biên là chi phí phát sinh thêm, khi tạo ra thêm 1 đơn vị sản phẩm. 2 đồng được gọi là chi phí biên (Marginal Cost – MC).

Chi phí tổng (Total Cost – TC) = FC + VC

x: sản lượng
y: tổng chi phí
y = f(x) là hàm tổng chi phí

Chi phí biên tại sản lượng x’

MC = Đạo hàm VC = Đạo hàm TC. (Vì FC là hằng số, đạo hàm của hằng số là 0).

Chi phí tổng bình quân (Average Total Cost – ATC) ATC = (FC+VC)/x

ATC đạt cực tiểu khi: ATC = MC

AFC và AVC đạt cực tiểu khi AFC, AVC bằng MC.

Chứng minh:

Đối với hàm số liên tục, khi đạo hàm bằng 0, hàm số đạt cực trị. Nghĩa là khi đạo hàm bậc 1 bằng 0, hàm số đạt giá trị cực đại hoặc cực tiểu.

Chỉ cần chứng minh tại điểm giá trị bình quân (Average Value) bằng giá trị cận biên (Marginal value), hàm số giá trị bình quân có đạo hàm bằng 0. Thì có thể chứng minh được tại điểm đó, hàm số giá trị bình quân đạt giá trị cực đại hoặc cực tiểu.

Giá trị: y = f(x)

Giá trị bình quân: u(x) = f(x)/x

Giá trị cận biên: [f(x) – f(x’)]/ x – x’, x tiến về x’

Khi giá trị bình quân bằng giá trị cận biên

<=> f(x)/x = [f(x) – f(x’)]/ (x – x’)

Sau khi rút gọn phương trình

<=> f(x)/x = f(x’)/x’

<=> f(x)/x – f(x’)/x’ = 0

Định nghĩa của đạo hàm của hàm trung bình: u(x)’
Lim x-> x’ [u(x) – u(x’)]/(x-x’) = [f(x)/x – f(x’)/x’]/(x-x’) = 0/(x-x’) = 0
Do đó, tại điểm x, khi giá trị bình quân bằng giá trị cận biên. Nghĩa là tại điểm x, đạo hàm của giá trị bình quân là 0. Nghĩa là giá trị bình quân đạt cực trị.

B. Chứng minh doanh thu bình quân (AR) cực đại khi AR bằng doanh thu biên (RC)

Tương tự như vậy, doanh thu bình quân đạt cực đại khi doah thu bình quân bằng doanh thu biên. Lợi nhuận bình quân đạt cực đại khi lợi nhuận bình quân bằng lợi nhuận biên.

C. Lợi nhuận đạt cực đại khi lợi nhuận biên bằng 0

Lợi nhuận biên là đạo hàm của hàm lợi nhuận. Tại điểm sản lượng lợi nhuận biên bằng 0, doanh thu biên = chi phí biên.